308e1dffa7b621fb28ee51a6e4a71a79

Khởi đầu thiền định

Trải qua nhiều thế kỷ, đạo Phật đã phát triển cả một kho bao la kiến thức về tâm. Đặc biệt khi chúng ta bắt đầu học thiền định, tất cả những đề nghị và quan niệm có thể làm cho ta cảm thấy tràn ngập. Tốt nhất là giữ cho sự thực hành của chúng ta đơn giản. Hãy đặt những mục tiêu có thể đạt đến và nỗ lực với năng lực tích cực. Đừng lo âu về những khó khăn, mà nên cảm thấy vui thích với bất cứ những lợi lạc nào xảy đến. Ngay cả những kinh nghiệm tiêu cực hay những cái gọi là khuyết điểm cũng lợi lạc nếu chúng ta nhìn chúng một cách tích cực.

Khi thiền định, nên thoải mái và buông xả, hơn là xua đuổi những lo nghĩ và ước muốn của mình. Chúng ta thường ngồi để thiền định, nhưng phần lớn những gì chúng ta biết từ thiền định phải được đem vào trong những sinh hoạt thường ngày. Ngôn từ là cần thiết để diễn tả thiền định như thế nào và đem thái độ đúng vào cuộc sống của chúng ta ra sao. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hành và cảm nhận, không có sự quan tâm quá mức về những ý niệmphạm trù hay quy tắc. Hãy nhẫn nại, rộng mở và làm việc với những gì đời sống của riêng bạn đem lại cho bạn.

Chọn địa điểm

Chỗ tốt nhất để thực hành rèn luyện tâm linh trong việc chữa lành là một nơi an bìnhthoải mái và ít bị xao lãng, là chỗ tâm trí có thể tĩnh lặng và thân thể dễ chịu, là chỗ ta cảm thấy tỉnh giác, thông thoáng và vui thích.

Những nhà hiền triết thời xưa, đã ca ngợi nhiều nơi, tùy thuộc vào tính cách của hành giả, sự thực hành và mùa. Được ưa thích là những nơi cô tịch có tầm nhìn rộng trong sáng, như đỉnh núi chọc trời hay giữa cánh đồng phì nhiêu. Một số hành giả tìm niềm vui trong rừng, giữa cây cối, động vật hoang dã và chim muông ca hát những khúc hát niềm vui không tuổi tác và chơi đùa không sợ hãi. Những người khác lại thích thực hành ở vùng biển với những cơn sóng nhảy múa liên tục hay một con sông với dòng chảy tự nhiên, mạnh mẽ. Một số lại chọn những hang động khô ráo trong những thung lũng trống mà không gian ở đó an tĩnh tuyệt vời.

Nếu không sống trong cảnh thiên nhiên như vậy, chúng ta nên tìm một chỗ thoải mái trong nhà, sửa soạn thật tốt và vui thích với nó.

Chọn một căn phòng hay một góc phòng yên tĩnh nhất, ít bị quấy rối bởi điện thoại, trẻ em, người trong nhà, hay bạn bè. Bấy giờ hãy cảm thấy tốt : tốt về nơi chốn, thời gian và cơ hội có được nơi chốn và thời gian đó. Hãy khởi lên lòng hoan hỷ với dịp may này co thể thấu hiểu ý nghĩa tâm linh của cuộc đời bạn.

Nói chung, với người mới bắt đầu nên thực hành một mình, ở một nơi không có những chướng ngại. Sau khi đạt được sức mạnh trong tu tậpchúng ta có thể tìm những hoàn cảnh khó khăn hơn, đòi hỏi sự chịu đựng và kỷ luật nhiều hơn – với những chướng ngại như người khác quấy rối hay tiếng ồn của giao thông – chúng ta sử dụng những gian khó này để làm mạnh mẽ mình. Cuối cùng, khi sẵn sàng, chúng ta có thể thực hành khi ở trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, với mọi loại quyến rũ tinh thần và những cảm xúc hỗn loạnThực hành siêng năng theo cách này, chúng ta có thể đối diện và chuyển hóa bất kỳ hoàn cảnh nào thành một nguồn sức mạnh mà không mất đi tâm an bình của mình. Chúng ta sống ở bất cứ nơi đâu, nơi đó trở thành một lâu đài của giác ngộ và sự thanh tịnh. Mỗi một sự kiện sẽ là một lời chỉ dạy. Sau đó, nơi chốn sẽ không còn là vấn đề, chỉ cần duy nhất một việc là chọn nơi để ta có thể phụng sự người khác một cách tốt nhất.

Chọn thời gian

Mặc dù bất cứ nơi nào tu tập cũng tốt, với người mới bắt đầu, sự an bình và tĩnh lặng là có lợi. Sáng sớm thì tốt vì là ngày mới mẻ và tâm trí trong sángTuy nhiên, có một số người cảm thấy thư giãn và sẵn sàng thiền định vào buổi chiều. Chọn thời giantuân thủ đều dặn và hãy hạnh phúc với thời gian đó. Nếu có thể, chớ để cho việc gì làm phiền nhiễu việc thực hành đều đặn của bạn.

Bất kể thiền định hay luyện tập chữa lành, chúng ta phải trọn vẹn với chúng. Chúng ta không nên mơ tưởng đến tương lai và lập chương trình trong đầu. Không theo đuổi quá khứ, không bám níu vào hiện tại. Nhiều loại tư tưởng hay kinh nghiệm tâm linh có thể khởi lên trong thiền định, nhưng thay vì bám chấp, hãy để chúng đến và đi một cách tự nhiên.

Hãy thực hành hàng ngày. Thậm chí nếu chúng ta thiền quán trong một thời gian ngắn, tính kiên định sẽ giữ kinh nghiệm thiền định sống động và vững chắc nơi chúng ta trên con đường chữa lành.

Chúng ta nên thiền định bao lâu ? Tâm thức bạn là người chữa lành, vậy câu trả lời tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của bạn. Có thể trong vài phút, hai mươi phút hay một giờ. Bạn có thể thiền định trong nhiều giờ, với những khoảng thời gian nghỉ, trong suốt một thời gian dài. Không nên quan tâm thời gian quá đáng, mà nên cảm thấy điều gì là đúng.

Khi chúng ta hạnh phúc, khỏe mạnh và không có những vấn đề bận tâm, đây là điều thật tốt cho sự thực hành. Do vậy, khi đối mặt với đau khổchắc chắn sẽ xảy đến, chúng ta sẽ có những phương tiện thiện xảo sẵn sàng sử dụng. Không may, nhiều người trong chúng ta phải cần trải qua đau khổ mới có thể chuyển hóa tâm thức đến những giải quyết tâm linh. Khi ở trong sự bối rối và đau khổchúng ta có ít cơ hội, năng lực và sáng suốt để tu tập. Ngài Dodrupchen khuyên :

Khi chúng ta thực sự mặt đối mặt với những tình huống khó khăn thật rất khó cho ta thực hành việc chữa lành. Do đó, thật quan trọng nếu có những kinh nghiệm từ những tu tập tâm linh, để khi những hoàn cảnh bất lợi phát sinh, chúng ta đã sẵn sàng. Có một sự khác biệt lớn nếu chúng ta sử dụng một sự tu tập mà mình đã có kinh nghiệm trong đó.

Tư thế

Mục tiêu thiết yếu của bất cứ loại tư thế thiền định nào là để thư giãn những bắp thịt và khai mở những kinh mạch trong thân để cho năng lực và hơi thở trôi chảy tự nhiên qua chúng. Bất kỳ tư thế nào làm thân thể được thẳng và thoải mái, không gồng cứng, sẽ phát sinh sự trôi chảy tự nhiên của năng lực giúp tâm trí tĩnh lặng và sinh độngMục đích của những tư thế của thân được giản lược trong câu nói phổ thông của Tây Tạng :

Nếu thân bạn thẳng, những kinh mạch của bạn sẽ thẳng.
Nếu những kinh mạch của bạn thẳng, tâm bạn sẽ thẳng.

Một trong những tư thế thiền định của đạo Phật được nhiều người biết đến nhất là thế Hoa Sen(kiết già), người ta ngồi xếp bằng, chân phải đặt lên đùi trái và chân trái đặt lên đùi phải. Đa số người phương Tây thích ngồi bán già vì dễ hơn, với một mắt cá chân đặt lên nếp gấp của chân đối diện (háng). Nếu ngồi trên một đệm nhỏ, nửa thân trên hơi vươn lên một chút để có sự rỗng rang và buông lỏng.

Hai bàn tay đặt trong lòng (dưới rốn một chút), lòng bàn tay ngửa lên, tay phải đặt trên tay trái với hai đầu ngón cái chạm nhau. Hai khuỷu tay cách thân trong thế tự nhiên giống như cái cánh, không gồng cứng hay ép vào thân, cằm hơi hạ xuống để cổ hơi cúi, giúp mắt có thể nhìn rõ phía trước khoảng một đến hai mét, ngay chóp mũi, đầu lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng. Yếu tố quan trọng nhất là giữ xương sống thẳng.

Một số người có những vấn đề ở lưng nên rất khó ngồi theo kiểu này. Bạn có thể ngồi trên ghế để thiền định, nhưng phải chắc rằng giữ được xương sống thẳng thay vì khom xuống. Dù chọn bất cứ tư thế nào điều cần thiết là thoải máiBản thân Đức Phật, sau nhiều năm kinh nghiệm tu hành khổ hạnh đã từ bỏ sự hành xác. Bạn phải được đầy đủ thoải mái để tâm trí có thể buông lỏng và dễ tập trung.

Tư thế ngồi để thiền định là tốt nhất, nhưng tâm chúng ta thật sự có khả năng chữa lành dù bất cứ đâu và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chừng nào mà chúng ta còn tỉnh biết.

Sự buông lỏng

Để thoát khỏi những gắng sức đấu tranh của tâm thức – những áp lực của ý niệm và cảm xúc bám chặt chúng ta – khi thiền địnhchúng ta phải buông lỏng các bắp thịt. Nếu sự căng thẳng tập họp ở đâu đó trong những bắp thịt hãy đưa tỉnh giác đến vùng đó và cởi mở sự siết chặt. Sự buông lỏng đem lại một tâm trạng tĩnh lặng, trong đó ta có thể thắp lên ngọn nến của năng lực chữa lành. Tuy vậy, sự buông lỏng không có nghĩa buông thả trong lười biếng, vô ýnửa tỉnh nửa mê hay giấc ngủ. Có những lúc ta cần nghỉ và ngủ, nhưng sự thiền định hiệu quả nhất là với sự tỉnh thức, linh mẫn và trong sáng. Đây là cách để tiếp xúc với bản tánh an bìnhhoan hỷ của chúng ta.

Hãy để cho bạn buông xả trong sự chuyển dịch từ thiền định trở lại với hàng ngày. Hãy thức dậy chậm rãi và thư giãn tâm trong những hoạt động của bạn. Theo cách này bạn đem một tâm thức trống rộng vào cuộc sống của bạn.

Tạo khoảng không tâm thức 

Một số trong chúng ta hoàn toàn hiến mình cho điều chúng ta làm. Chúng ta đem những vấn đề của công việc về nhà, vì vậy không có cơ hội hưởng thụ cuộc sống gia đình. Sau đó, lại đem những vấn đề ở nhà đến nơi làm việc, nên không thể tận tâm với công việc. Trong lúc thiền địnhchúng ta để hình ảnh và cảm giác mơn trớn tinh thần khiến không có cơ hội để tập trung. Rốt cuộcchúng ta không có đời sống nào để sống vì ta luôn ở trong quá khứ hoặc tương lai.

Nếu để đồ đạc trong nhà bừa bãi và nhiều quá, chúng ta không còn chỗ để sống. Nếu tâm trí đầy những chương trình, những bận tâm, những tư tưởng, những cảm xúcchúng ta không còn khoảng trống cho chính cái thật sự là chúng ta.

Nhiều người cảm thấy cuộc sống họ quá hỗn độn để thiền định, thậm chí khi họ có thời gian ở nhà để tập thiền họ vẫn cảm thấy bị xao lãng. Để đem tất cả sự chú tâm và năng lực trong cuộc sống gia đình và thiền địnhchúng ta cần khoảng không tâm thức.

Chúng ta có thể tạo ra khoảng không cho mình một cách có ý thứcQuyết định gạt bỏ những lo nghĩ về công việc lại đàng sau. Nếu có thể được, hãy hình dung những lo nghĩ đó dưới dạng giấy tờ hay trong máy vi tính được cất giữ an toàn trong văn phòng. Ngay cả việc hình dung ra ranh giới phân chia công việc và cuộc sống ở nhà. Hay chúng ta có thể tạo ra một lều bảo vệ bằng năng lực hay ánh sáng trong tâm ta bao quanh chúng ta trong nhà làm cho chúng ta hoàn toàn riêng biệt với chuyện chúng ta đang làm.

Thiền định có thể là một nơi chốn ấm cúng và trống trải, nhưng chúng ta có thể cảm thấy sự cưỡng chống lại thiền định hay nghĩ thiền định là việc vặt hàng ngày. Một cách để tạo cảm giác rộng mở và thoải mái là trở về không gian lúc ta còn bé.

Từ lúc còn trẻ thơ, chúng ta đã học hỏi và kinh nghiệm một số việc lạ lùng trong thế gian phong phú này. Tuy vậy cũng thật dễ nhiễm thói quen sống điên cuồng hiện nay. Chúng ta giống như con tằm nhả tơ tự trói mình, tiến đến giai đoạn tự làm ngộp mình với những cách nhìn, cảm giácthói quen và phản ứng của riêng chúng ta.

Hồi tưởng lại lúc còn bé, một ngày kéo dài như một tháng của chúng ta bây giờ, một năm kéo dài như không có ngày cuối. Dần dần tri giác của chúng ta thay đổi, những lo lắng bận rộn, ý niệm, bám chấp của chúng ta tăng dần ngày này qua ngày khác. Giờ đây, khoảng không rộng mở không còn trong tâm trí ta nữa. Khi lớn lên, ta cảm thấy thời gian trở nên ngắn hơn và ngắn hơn nữa, và một năm trôi qua trong chớp mắt. Đó không phải là thời gian ngắn đi, mà vì ta không có khoảng trống trong tâm thức để cảm nhận sự rộng mở và tự doChúng ta thường chạy lòng vòng hết tốc độ và làm dầy đặc tâm trí mình với những tư tưởngý niệm và cảm xúc. Khi tâm thức tĩnh lặng, ta cảm thấy thời gian từng phút một, nhưng nếu tâm trí theo đuổi bất cứ việc gì xảy quanh ta, chúng ta cảm thấy ngày đã hết thậm chí trước khi nó thực sự bắt đầu.

Tiếp xúc với những hồi ức lúc còn bé có thể giúp ta rộng mở hơn. Khi thiền định, hãy nhớ lại lúc còn bé và có ít lo nghĩđam mê hay căng thẳng. Việc nhớ chính xác không quan trọng bằng việc cảm nhận khoảng không và tự do. Hơn là đứng ngoài sự nhớ lại mà chỉ suy ngẫm về nó, hãy để cảm nhận trải rộng và thể nhập vào nó. Hãy kinh nghiệm việc cảm nhận này và an trú trong nó, không có những niệm tưởng khác. Hãy cảm nhận và hòa nhập vào chính bạn lúc còn bé. Quá khứ và hiện tại, đứa trẻ và “tôi”, tất cả là một trong sự hợp nhất trống trải. Hãy tham thiền và nghỉ ngơi trong cảm giác rộng mở này nhiều lần. Cuối cùng, đem cảm nhận này vào khoảnh khắc hiện tại của cuộc sống bạn.

Nếu có những kinh nghiệm xấu lúc còn bé đến với bạn thay vì những cảm giác an bình và trống trải, bấy giờ bạn có thể dùng cách tiếp cận được phác thảo ở sau trong những bài tập chữa lành để thanh lọc, nuôi dưỡng và chữa lành những hình ảnh bị thương tổn và quán tưởng đứa bé bên trong của bạn trở nên hạnh phúcmạnh khỏe và hoan hỷ.

Chúng ta có thể đạt được cảm giác về khoảng không này bất cứ lúc nào : chẳng hạn, nếu chúng ta có khó khăn, chúng ta ngồi thiền, hoặc bất kỳ lúc nào chúng ta muốn đem cảm giác tự do hay hoan hỷ vào cuộc sống. Để hòa nhập với đứa bé trong ta, có thể thưởng thức những hoạt động trẻ thơ như trò chơi nhảy bao, tung hứng… hoặc thưởng ngoạn cây cối, hoa quả, sông nước hay những vẻ đẹp của thiên nhiênChúng ta có thể ngắm sao trên bầu trời và thưởng thức không khí ban đêm, đem cảm giác này vào giây phút hiện tại. Làm như vậy giúp ta quên đi những lo nghĩ trong một lúc và hòa nhập vào trong bào thai của tuổi bé thơ một lần nữa.

Dùng thời gian trong sự cô tịch với thiên nhiênđặc biệt như đứng trên một đỉnh núi nhìn khoảng không gian vô tận của bầu trời sẽ giúp việc tạo khoảng không trong tâm thức. Nhưng cách hiệu quả nhất để mở ra không gian an bình trong tâm trí là thiền định. Thay vì nhồi nhét vào tâm trí bằng những cảm nhận và quan niệm tiêu cực, nếu chúng ta có thể trở về với bản tánh như bầu trời của tâm, an bình và trí huệ bấy giờ có thể khởi hiện.

Thở

Trong bất kỳ loại thiền định nào, việc quan trọng là thở một cách tự nhiên và bình an. Nhìn ngắm hơi thở, sự tỉnh giác của tâm thức về hơi thở ra, vào, tự nó là nền tảng cho sự nhận ra thật tánh. Nhiều thiền giả có kinh nghiệm cao dùng phương pháp này như là phương tiện để chứng ngộ vô ngã. Dù rằng trong bài tập chữa lành của ta không quan tâm đến việc vượt qua ý niệm về bản ngãnhận biết hơi thở có thể rất ích lợi cho những mục đích khác. Ví dụ, nó là một cách tốt để chúng ta tự an bình, tập trung tâm trí và thiết lập dòng năng lực chữa lành để tiến bộ.

Vào lúc đầu, có thể bạn thấy khó tập trung hoàn toàn vào sự việc đơn giản là hơi thở ra, vào. Bạn có thể bị sốc khi thấy tâm thức hoạt động quá nhanh. Chớ có lo nghĩ về niệm tưởng hay hình ảnh đến và đi. Đem nhận thức của mình nhẹ nhàng trở lại hơi thở và hãy tỉnh giác hoàn toàn vào việc nhận biết hơi thở. Chỉ bằng cách để tâm thức tiếp xúc và kết hợp với quá trình thở tự nhiênchúng ta có thể thoát khỏi căng thẳng và cảm thấy thư giãn hơn.

Vì sự quan trọng trong việc thực hành thiền định cao hơn, sự quán sát hơi thở sẽ được bàn luận nhiều chi tiết hơn trong chương 12. Và bây giờ hãy xem việc dùng sự quán sát hơi thở như bước đầu với bất cứ bài tập chữa lành nào. Tỉnh giác về hơi thở cũng là một phương pháp rất mạnh để thoát khỏi bất cứ cảm xúc khó khăn nào giữ chặt chúng ta như một tật xấu. Chúng ta sẽ thấy trong những bài tập chữa lành, một kỹ thuật đặc biệt hữu ích là tập trung vào những hơi thở ra được buông lỏng. Trong cách này, việc bám chấp được buông xả.

Quán tưởng 

Một trong những công cụ tốt nhất của chữa lành là quán tưởng, nó có thể chuyển hóa những khuôn khổ tâm thức của chúng ta từ tiêu cực thành tích cực. Một số người mới bắt đầu thiền định cho rằng việc quán tưởng là khó khăn hay nó là những hoạt động tinh thần không thông dụng. Thật ra, điều này hoàn toàn tự nhiên vì chúng ta suy nghĩ qua hình ảnh mọi lúc. Khi nghĩ về bạn bè hay gia đình hoặc hình dung mình đang ở trên một bãi biển đẹp, một cái hồ trên núi, chúng ta thấy những hình ảnh này trong tâm thức hoàn toàn sống động. Trong thiền địnhchúng ta quán tưởng vì một mục tiêu đặc biệt, nhưng quá trình tâm thức bình thường cũng giống như vậy. Với thực hành chúng ta sẽ đạt được tốt đẹp hơn.

Mặc dù, sự quán tưởng có một thừa kế lâu dài trong thực hành của đạo Phật Tây Tạng, người không biết hay không quan tâm đến Phật giáo cũng tìm ra kỹ thuật cực kỳ ích lợi. Chẳng hạn, một số vận động viên chuyên nghiệp quán tưởng việc cải thiện thành tích của họ, đã nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ.

Những hình ảnh tích cực gây cảm hứng cho mọi người trong tất cả các loại hoạt động. Tôi biết một cô giáo dạy nhạc ở Boston đã vượt qua giai đoạn sợ hãi bằng việc dùng ứng biến của mình. Dù đã được đào tạo và có một giọng ca phong phú, cô vẫn sợ vì mình là người hát chính hàng tuần trong ca đoàn ở nhà thờ địa phương. Trước lễ Sabbath cô đã khóc dữ dội, đến nỗi đột nhiên cô nhận ra sự sợ hãi đã phá hoại cô như thế nào. Vì vậy, thay vì sợ cô chuẩn bị cho tâm vui thích với chính cô. Để tự giúp mình làm điều đó, cô ngồi yên lặng và tưởng tượng mình đang hướng dẫn buổi cầu nguyện được thành công, hát thật tốt, không lo nghĩ quá đáng vào giai điệu vốn rất khó trong biểu diễn. Cô tưởng tượng mình rất tự tin vào khả năng hát. Trong tâm thức cô nghe âm thanh tuyệt vời của giọng hát mình, tạo nên sự thích thú cho chúng hội. Cô hình dung toàn cảnh công việc, cầu nguyện và cảm thấy một cảm thức thương yêu, lan tỏa của niềm vui cảm hứng có thể chia xẻ âm nhạc với mọi người.

Bây giờ cô hạnh phúc trong việc ca hát của mình và không còn phiền toái nếu còn thấy một ít khích động trước lúc biểu diễn. Trong lớp học, cô đề nghị học trò có thể dùng trí tưởng tượng của mình để biết cách làm thế nào được thoải mái và đem niềm vui vào trong việc ca hát của họ.

Trong thiền định, tốt nhất nên mở mắt hay mở một phần, để có thể tỉnh thức trong thế gian này. Tuy vậy, với người mới bắt đầu, thoạt tiên có thể nhắm mắt lại. Điểm quan trọng nhất trong quán tưởng là gợi lên hình ảnh tích cực với sự toàn tâm nhiệt tình. Hãy chú tâm trọn vẹn vào đối tượng của tâm thức, trở nên hoàn toàn thể nhập vào nó. Hãy để tâm và đối tượng hòa nhập làm một. Nếu chúng ta thấy hình ảnh trong tâm lợi lạc hoặc bị xao lãng, đó là sự tập trung của chúng ta bị hạn chế. Thế là chúng ta chỉ nhìn đối tượng bằng mắt một cách trống không, thay vì bằng toàn thể con người. Tsong Khapa, người sáng lập phái Gelug của đạo Phật Tây Tạng đã viết : “Đạo sư Yeshe De đã đúng khi phủ nhận cách thiền định của một số người bằng cách nhìn bằng mắt hình ảnh trước mặt họ mà với sự trống trơn. ‘An trú trong thiền’ phải phát triển trong tâm, không phải ở nơi những giác quan như con mắt.”

Đặc biệt với người mới bắt đầu, điều then chốt là cảm thấy sự hiện diện của cái mình đang hình dungSự quán tưởng của bạn không cần phải mô tả tỉ mỉ từng chi tiết, mà vấn đề là sự trong sáng và ổn định của hình ảnh quán tưởng trong tâm.

Sự tập trung

Với bất cứ sự tu tập tâm linh hay hoạt động tinh thần nào, chúng ta cần phải tập trung. Biết cách tập trung làm tâm thức chúng ta mạnh mẽ, trong sáng và tĩnh lặng. Sự tập trung bảo vệ trí huệ bên trong của chúng ta, giống như ngọn lửa nến được chắn gió.

Với đạo Phật, việc tập trung trên một đối tượng với ý nghĩa tâm linh sẽ phát sinh năng lực tích cực, những ban phước và nghiệp thiện. Tuy nhiên chúng ta có thể tu tập tâm trí để tập trung bằng việc thực hành một cách đức hạnh trên bất cứ việc gì, hoặc là đối tượng thuộc vật chất hay hình ảnh tâm thức mà không kể nó có ý nghĩa tâm linh hay không.

Tu tập Phật giáo để làm mạnh sự tập trung gồm hai phương pháp : bên trong và bên ngoài. Phương pháp bên trong là tập trung trên thân thể mình, chẳng hạn nhìn thân mình dưới dạng bổn tôn hay một thân bằng xương thịt. Chúng ta cũng có thể chú tâm trên những yếu tố của thân như hơi thở, hay với một thân dưới dạng thanh tịnh như ánh sáng hay hỷ lạcPhương pháp bên ngoài là tập trung trên những hình tượng, cõi “tịnh độ” của Phật, hay những quán tưởng khác.

Nếu chúng ta không tập trung tâm trí, cho dù thực hành nhiều năm cũng chỉ mang lại một ít nội quán, dù cho có những phước đức của tinh tấn. Ngài Shantideva nhắc chúng ta :

Đức Phật, Người đã thấu rõ chân lý đã nói :
“Mọi tụng niệm và tu hành khổ hạnh
Dù con thực hành trong một thời gian dài,
Nếu con làm chúng với một tâm lang thang,
Sẽ mang lại ít kết quả.”

Bước đầu trong việc phát triển sự tập trung là đem tâm lộn xộn không ngưng nghỉ trở lại thực tế. Trong những bài tập chữa lành được giới thiệu sau này, chúng ta sẽ thấy một số kỹ thuật để tập trung tâm thức phân tán hầu có thể cải thiện khả năng thiền định cũng như quan điểm cảm tính của mình.

Một khi chúng ta cảm thấy được đặt nền về mặt tâm thức chúng ta có thể tập trung sâu hơn. Đôi khi những thiền giả có kinh nghiệm thực hành mài dũa sự tập trung của họ bằng cách quán tưởng một ống dài và hẹp rồi dùng trí tưởng tượng nhìn xuyên qua nó. Có những bài tập tâm thức khác liên quan đến việc tập trung vào một điểm nhỏ thay vì một hình ảnh lớn.

Nếu chúng ta cần tiếp tục tập trung, đánh thức tâm hay làm cho sắc bén các giác quanchúng ta phải chú tâm vào việc phát triển kỷ luật tâm thứcTuy nhiên, tâm ta thường quá phân biệt và nhạy cảm. Nếu cảm thấy tâm trí bị đè nén hay mắc kẹt, tốt nhất không nên tự ép mình phải tập trung. Những người cảm thấy bị đè nặng bởi căng thẳng và lo nghĩ có thể thấy rất sự dễ chịu bằng việc mở rộng tỉnh giác của họ thay vì chú tâm theo một kiểu tập trung.

Sự rộng mở

Một cách phá tan cảm giác dầy đặc của cảm xúc là đến một vùng cao để có thể nhìn xa như trên đỉnh núi hay nóc nhà cao. Nếu bầu trời trong sáng, bạn ngồi quay lưng về phía mặt trời, tập trung vào chiều sâu của bầu trời rộng mở mà không di động mắt. Thở ra thật chậm và thể nghiệm sự rộng mở, bao la và cái trống không.

Cảm nhận toàn thể vũ trụ trở thành một trong sự rỗng rang bao la. Hãy nghĩ rằng mọi hiện tượng – cây cối, đồi núi, sông ngòi – hòa tan tự nhiên vào bầu trời rộng mở. Thân và tâm ta cũng hòa tan vào đó. Tất cả đều tan biến giống như mây tan trong bầu trời. Thư giãn trong cảm giác rộng mở, thoát khỏi những ranh giới và hạn chế. Bài tập này không những hiệu quả cho tâm được tĩnh lặng mà còn có thể phát sinh sự chứng ngộ cao hơn.

Nếu bạn không thể đến một nơi như thế, hãy chọn bất kỳ nơi nào có thể nhìn lên bầu trời được tốt hoặc tối thiểu có thể quán tưởng được bầu trời mở rộng.

Hòa nhập vào nhất thể 

Hòa nhập với nhất thể nghĩa là trở thành một với bất cứ những gì ta đang kinh nghiệm. Đôi lúc nó giúp ích trong lúc bắt đầu bằng cách mô tả bằng lời : chẳng hạn, giống như một người bơi lội hòa nhập làm một với đại dương mênh mông. Nhưng thật ra, từ ngữ không cần thiết cho kinh nghiệm về nhất thể và rỗng rang. Chúng ta chỉ đơn giản buông bỏ những cuộc chiến đấu của chúng ta và buông bỏ nhu cầu đặt tên như “xấu” hay “tốt” trên kinh nghiệm, và thay vào đó hãy để chúng ta hiện diện với cảm giác hay đi vào trong nó. Bằng cách hòa nhập với những kinh nghiệm hay cảm giáctính chất của kinh nghiệm có thể thay đổi. Bằng cách để cho chúng ta hiện hữu như chúng ta thực là trong khoảnh khắc hiện tại, những bức tường phân biệt và cảm giác của chúng ta sẽ mềm đi hay cùng nhau tan biến. Tâm thức và trái tim ta rộng mở, và năng lực của chúng ta tuôn chảy. Đó là một sự chữa lành đầy năng lực.

Tỉnh thức 

Học cách sống trong khoảnh khắc hiện tại là một thiện xảo vĩ đại và mạnh mẽ giúp chúng ta trong mọi việc chúng ta làm. “Hiện hữu ở đây và bây giờ”, buông xả trong bất cứ việc gì ta làm chính là sống và khỏe mạnh. Trong đạo Phậttỉnh giác nhận biết cái đang xảy ra ngay lúc này, gọi là chánh niệm tỉnh thức.

Trong đời sống hàng ngày, tỉnh thức là một tâm cảnh giác nhận biết mọi khía cạnh đang diễn tiến, cái gì cần làm mà không bị phân tán. Trong thiền định, tâm tỉnh thức là trao trọn vẹn chính chúng ta cho hơi thở của mình, hay cho bất cứ bài tập nào.

Tỉnh thức là chú tâm trọn vẹn vào hiện tại, không lo nghĩ về quá khứ hay tương lai. Thường thì, chúng ta mượn phiền não từ tương lai bằng cách suy nghĩ liên tục về những gì ngày mai sẽ xảy đến với chúng ta, thay vì ứng xử với một ngày trọn vẹn.

Trong đạo Phật sự nhấn mạnh là ở vào khoảnh khắc hiện tiền này. Chúng ta có thể hướng dẫn tâm thức chúng ta sống trong hiện tại. Để làm điều này, chúng ta cần xây dựng vững chắc một thói quen chú tâm hoàn toàn vào những gì ta đang làm bây giờ. Với mỗi công việc, chúng ta phải quyết định một cách có ý thức không để cho những ý tưởng, cảm nghĩ, và hoạt động khác xen vào, và đặt chúng ta vào cái mà ta đang làm.

Trở nên tỉnh thức không có nghĩa là trở nên căng thẳng xúc động hay khuấy động vô số ý niệm để nhìn ngắm cái chúng ta nghĩ hoặc làm. Trái lại, tâm được buông xả và bình lặng, và do đó tâm thức nhận biết sắc bén mỗi một sự kiện như nó là, không có sự vật lộn của xúc cảm và ý niệmTuy nhiên, khi chúng ta thấy tâm trí mình đi rông, phải nhẹ nhàng và vững chắc đem tâm về hiện tại, về cái chúng ta đang làm. Phần lớn chúng ta, nhất là trong lúc bắt đầu, cần lập đi lập lại điều này. Như Ngài Shantideva đã nói :

Khảo sát trở đi trở lại
Mỗi khía cạnh những hoạt động thân và tâm,
Tóm lại, đó thực sự là cách tỉnh thức quan sát.

Dù chúng ta đã được dạy về thiền định hay tu tâmchúng ta cũng cần chánh niệm và tỉnh giácnếu không tâm chạy rông như thú hoang, không thể giữ sự chú tâm hay an nghỉ thậm chí trong vài phút. Lúc ấy chúng ta sẽ được gì từ việc chỉ có thể xác tham gia thiền định ? Sự tỉnh giác là sự sống nên Ngài Shantideva yêu cầu :

Tôi chắp tay cầu xin
Những ai muốn bảo hộ tâm mình
Hãy giữ gìn chánh niệm và tỉnh giác
Thậm chí bằng cả cái giá của cuộc sống mình.

Quả của sự tỉnh thức là sự bảo vệ, nó giúp đỡ ta trong mọi rối loạn và khó khăn. Theo Ngài Shantideva :

Như vậy, tôi phải nắm giữ và bảo vệ
Tâm tôi một cách thích hợp
Không có kỷ luật bảo vệ tâm tôi
Vậy còn ích gì các giới luật khác ?
Nếu tôi ở giữa một đám đông rối loạn không kiểm soát
Tôi phải cảnh giác và cẩn thận để khỏi bị đụng vào những vết thương của tôi.
Tương tự, trong lúc tôi sống giữa những người không giới luật
Tôi phải bảo vệ tâm mình khỏi bị đụng vào những vết thương của nó.

Với sự chánh niệm và tỉnh giácchúng ta học nhẫn nhục hay hành động khi hoàn cảnh đòi hỏi. Nhẫn nhục trở thành năng lượng chuyển hóa. Ngài Shantideva nói :

Khi bạn muốn cử động hay nói
Trước tiên khảo sát tâm mình
Sau đó, với sự an vững, hãy hành động theo cách thích đáng.
Khi cảm thấy tham dụcsân hận trong tâm
Không nên nói hay làm, mà hãy ở yên như một khúc củi.

Sự thực hành tỉnh giác không nên thành ra căng thẳng. Nếu có, chỉ là dấu hiệu ta quá cố gắng, rằng chúng ta đang bám chấp vào chính sự tỉnh thức, ta cần buông xả một ít và ít tự ý thức lại. Thượng Tọa Rahula viết :

Chánh niệm hay tỉnh giác không có nghĩa rằng bạn cần nghĩ hay ý thức “Tôi đang làm cái này” hay “Tôi đang làm cái kia.” Không. Chính là ngược lại. Phút giây bạn nghĩ “Tôi đang làm cái này”, bạn trở thành ý thức của tự ngã, và rồi bạn không sống trong hành động mà bạn sống trong ý niệm “Tôi là” và kết quả là công việc của bạn bị ung thối. Bạn phải hoàn toàn quên chính bạn và mất chính bạn trong cái bạn làm.

Bằng cách ở trong một cách thế buông lỏng và trống không, chúng ta sống trong dòng tự nhiên của chánh niệm và tỉnh giác. Tâm ta trở thành vững vàng hơn, thay vì bị đứt đoạn liên tục thành những tư tưởng phân tán và đuổi bắt điên cuồng quá khứ hay tương lai. Sau một lúc, sự tập trung sẽ được cải thiện và chúng ta thấy dễ thiền định hơn. Học cách làm thế nào để hưởng thụ và hiện hữu trong khoảnh khắc hiện tiền sẽ dẫn đến sự rỗng rang và thời gian phi thời gian. Bằng sự tỉnh thứcchúng ta tìm thấy an vui trong chính mình.

Thái độ giác ngộ ( Bồ Đề Tâm)

Trong Phật giáo Đại thừathực hành tâm linh được hoàn thiện qua tâm biChúng ta phải phát triển thái độ “Tôi làm việc tu tập tâm linh này cho sự phục vụhạnh phúclợi lạc và giác ngộ của tất cả chúng sanh” hoặc “Tôi tu hành để tạo mình thành công cụ phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của tất cả chúng sanh.” Trong kinh điển, điều này gọi là thái độ giác ngộ hay Bồ đề tâm.

Ý định hiến dâng sự tu tập của chúng ta cho những người khác là một việc đầy năng lực để mở rộng tâm hạn hẹp, đóng kín của ta. Nó tạo ra một năng lực tâm linh mạnh mẽ – một sự ban phước – và gieo hạt giống giác ngộ trong chúng ta. Nếu chúng ta phát triển và duy trì “tâm giác ngộ” này, bất cứ chúng ta làm gì tự nhiên sẽ trở thành sự tu tập tâm linh, thành phương tiện tạo lợi ích cho tất cả. Ngay cả những ai không tôn giáo, sẽ rất ích lợi để suy nghĩ về liên hệ với gia đình, bạn bè, cộng đồng của họ và tất cả mọi người ở mọi nơi, thay vì chỉ theo đuổi việc tu tập chỉ vì mục tiêu ích kỷ cá nhân mình.

Trải rộng tâm bi có thể khó khăn, và chúng ta có thể bị lệ thuộc vào những thái độ và cảm xúc tiêu cựcTuy nhiênquyết tâm tự nó là điều quan trọng. Bằng sự phát triển tâm bi, dòng công đức sẽ trôi chảy cả ngày lẫn đêm, dẫn dắt chúng ta đến chỗ hoàn toàn chứng ngộ thật tánh của mình. Ngài Shantideva nói :

Ngay từ lúc
Phát triển trọn vẹn một thái độ như vậy,
Cho dù bạn ngủ hay không chú tâm
Sức mạnh của công đức sẽ gia tăng không ngừng.

Khi một tâm như thế đã phát triển trong chúng ta, ta phải nhận ra và xiển dương để làm gia tăng sức mạnh và năng lực của nó lên cực đại. Ngài Shantideva công bố :

Hôm nay, cuộc sống tôi kết trái,
Và đã hoàn thành tốt cái của đời người.
Hôm nay, tôi được sinh trong gia đình chư Phật,
Và giờ đây, tôi là một trong những cháu con của Chư Phật.

Đức Tulku Thondup Rinpoche

Nguyên tác: The Healing Power of Mind – Năng lực chữa lành của tâm

Việt dịch: Tuệ Pháp – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000