Tulku+Thondup+smiling+near+shrine3

Sức mạnh chữa lành của tâm

Khi tôi được sáu hay bảy tuổi, đôi lúc tôi chơi đùa với các bạn trên những đồng cỏ mênh mông, nơi người du mục Tây Tạng sinh sống. Đó là những ngày đầy nắng hạ trên cao nguyên phía Bắc Tây Tạng. Mặt đất bao phủ cỏ xanh trông mút tầm mắt. Khắp nơi, ngập đầy mắt là khung cảnh ngoạn mục của những bông hoa đầy màu sắc. Không khí tĩnh lặng, chim muông bay lượn, hót những điệu nhạc êm dịu, những con bướm nhảy múa dập dờn trong gió, những con ong bận rộn hút mật từ những bông hoa. Trên bầu trời xanh thẳm, đó đây có những đám mây che bóng trên đất mẹ đầy quyến rũ và đẹp đẽ. Sự xúc chạm dịu dàng của không khí và ánh sáng, không cảm giác nào có thể so sánh. Khung cảnh hoàn toàn thanh tịnh và an bình, không có một dấu vết nào của nhiễm ô hay không hài hòa, chỉ có những âm thanh ngọt ngào, những khúc nhạc êm dịu của thiên nhiênMọi việc xảy đến tự nhiên, không có thời hạn để theo đuổi. Không có tiếng của đồng hồ hạn chế chúng ta, chỉ có những chu kỳ mặt trờimặt trăng làm nhịp điệu và định lượng cuộc sống chúng ta.

Toàn thể cảnh vật hoàn toàn tự domở rộng và an bình ngây ngất. Tôi không nghĩ đến mùa đông lạnh giá liên tục chờ đợi chụp xuống đầu chúng tôi. Tôi lăn tròn trên đất mẹ đầy khoan dung, luôn chào đón và chạy chân trần trên cánh đồng, thưởng thức những nụ hôn của cỏ ướt. Toàn bộ hiện hữu của tôi, cả thân và tâm thể nhập toàn bộ vào một kinh nghiệm duy nhất – niềm vui.

Đột nhiên, chân phải tôi đau nhói, toàn thân tôi co cứng vì đau. Lúc này tất cả những gì tôi cảm thấy đã chuyển thành kinh nghiệm đau đớnThoạt tiên, tôi chưa có ý niệm gì về việc xảy ra, sau đó một âm thanh vù vù từ chân tôi, một con ong nghệ bị kẹt giữa hai ngón chân, nhưng tôi không thể mở ngón chân ra được. Con ong càng chích đau, chân tôi càng xiết chặt, cơn đau lại gia tăngCuối cùng, một người bạn chạy đến và mở những ngón chân tôi cho con ong bay ra. Chỉ có làm như vậy mới chấm dứt cơn đau.

Nếu chúng ta có thể thấy rõ ràng tâm thức bám chấp đã tạo ra những rối rắm của chúng ta như thế nào ! Khi chúng ta bám chặt vào bản ngãthân thểtâm thức và tâm linh chỉ làm gia tăng cơn đau. Trong sự lầm lộn của mình, chúng càng bám chặt hơn và tự vận hành một chu kỳ đau khổ là đặc trưng của thế giới luân hồi sinh tử. Ngay khi chúng ta hạnh phúcđau khổ có thể đến bất cứ lúc nào, và vì thế chúng ta thường bám chặt vào cái mình có e rằng sợ mất.

Theo triết học Phật giáo Đại thừachúng ta lang thang trong thế giới này vô mục đích, không thấy được sức mạnh nội tại có thể giải thoát chúng ta. Tâm chúng ta tạo tác tham muốn và ghét bỏ và giống như người say, chúng ta nhảy nhót lung tung vì bị điều khiển bởi vô minh, bám chấp và thù hận. Hạnh phúc thì thoáng qua, sự không hài lòng lại săn lùng chúng ta. Tất cả giống như một cơn ác mộngChừng nào còn tin vào giấc mơ là thật, chúng ta còn là nô lệ của nó.

Để thức tỉnh dậy, phải xua tan những đám mây khỏi bản tánh chân thật của tâm ta. Nhiều thế kỷ trước, một hoàng tử là Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm (Sidharta Gautama) đã từ bỏ quyền lợi hoàng tộc, và sau khi thiền định lâu dài và sâu xa, Ngài thấu biết chân lý đời sống như nó thực sự là. Ngài đã được biết đến như là một vị Phật. Trong Phạn ngữ, từ Phật có nghĩa là thức tỉnhChúng ta cũng có thể thức tỉnh. Quá trình chữa lành là thức tỉnh sức mạnh của tâm chúng ta.

Tâm là nhân tố chính

Giống như người thầy thuốc, chúng ta phải chẩn đoán ra bệnh, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc để chữa lành bệnh. Ngài Vô Trước (Asanga), người đặt nền tảng cho học phái Duy Thức của đạo Phật viết :

Cần phải chẩn đoán bệnh, để loại bỏ nguyên nhân của nó,
Và dùng thuốc để đạt được khỏe mạnh
Đau khổ phải được nhận biếtnguyên nhân phải được loại bỏ,
Phương thuốc để chấm dứt bệnh phải được áp dụng, và sự chấm dứt đạt được (diệt đế).

Trong đạo Phật, việc chẩn bệnh và phương thuốc được chứa trong Bốn Chân Lý : Chân lý rằng chúng ta đang khổ đau, chân lý về tại sao chúng ta khổ đau, chân lý rằng ta có thể chấm dứt sự khổ đau của chúng ta, và chân lý về con đường dẫn đến giải thoátChúng ta có thể chọn đi theo con đường này. Ngay khi đối phó với những khó khăn hàng ngày, chúng ta có thể cải thiện đời sống mình. Tâm là chìa khóa. Bằng sự hướng dẫn và tu tâm thích hợpchúng ta có thể kinh nghiệm được sức mạnh chữa lành. Kinh Pháp Cú (Dharmapada) nói :

Tâm dẫn dắt mọi hiện tượng.
Tâm là nhân tố chính, đi trước mọi hành vi.
Nếu nói hay làm với một tâm độc ác,
Khốn khổ sẽ theo sau, giống như xe theo sau do ngựa kéo.
Mọi hiện tượng do tâm dẫn dắt.
Tâm là nhân tố chính, đi trước mọi hành vi.
Nếu nói hay làm với một tâm thanh tịnh,
Hạnh phúc theo sau, như bóng theo hình.

Hạnh phúc thật sự và trường cửu không đến từ môi trường vật chất hay bên ngoài, mà qua sự bằng lòng và sức mạnh của tâm. Ngài Dodrupchen viết :

Người có học nhận ra rằng mọi hạnh phúc và đau khổ đều tùy thuộc vào tâm, do vậy, phải tìm hạnh phúc từ chính tâm. Bởi vì họ hiểu rằng mọi nguyên nhân của hạnh phúc hoàn toàn ở trong chúng ta, nên họ không dựa vào những nguồn bên ngoài. Nếu chúng ta thấu biết điều này, thì dù chúng ta có đối mặt với những vấn đề khó khăn gây ra bởi người hoặc vật, chúng cũng không thể làm thương tổn chúng ta. Hơn thế nữa, chính sức mạnh của tâm này cũng sẽ ở với chúng ta để cung cấp cho chúng ta an vui và hạnh phúc vào lúc chết.

Thật tánh của tâm chúng ta là an bình. Học cách buông bỏ những lo nghĩcăng thẳng không cần thiếtchúng ta đã để cho hạnh phúc có cơ hội tỏa sáng. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm ta. Đạo Phật tin rằng tâm thức có thể chuyển hóa cảm xúc, và hạnh phúc không chỉ có thể mà là thuộc quyền của chúng taChúng ta không cần phải để sự lo nghĩ làm chủ. Buông bỏ là một đường lối thông thường, nó không phải là một thái độ lạ thường nằm riêng trong một tôn giáo hay triết học nào, như trong Kinh Thánh (Eccles 30:5) nói :

Không nên buông thả mình cho buồn rầu,
và tự hành hạ mình vì lo nghĩ.
Sự vui vẻ của lòng là đời sống của mọi người,
niềm vui là cái làm cho cuộc sống kéo dài.
Cẩn thận với sơ suất, an ủi lòng mình,
xua tan phiền muộn ;
Vì phiền muộn là sự hủy hoại của nhiều người
và không ích lợi gì cho ai.
Ghen tỵ và thù hận làm ngắn đi cuộc sống,
lo nghĩ chỉ đem lại già sớm.
Một trái tim vui vẻ chan hòa giúp ăn nhiều,
cho những ai muốn thưỏng thức bữa ăn ngon.

Sống như thế nào trong thế giới 

Một số người nghĩ đạo Phật là một tôn giáo cho những ai muốn đạt đến trạng thái an lạc, và rồi biến mất vào một loại không hiện hữu nào đó đối với những người khác. Đây không phải là một hình ảnh chính xác của đạo Phật. Người Phật tử tin vào sự nhập cuộc hoàn toàn trong đời sống. Con đường chữa lành không loại trừ những vấn đề và khó khăn, mà nó ôm lấy chúng như là một phương tiện để chứng ngộ thật tánh của chúng ta.

Chúng ta có thể dùng một tiếp cận thực tế đối với những vấn đề có vẻ hoàn toàn tiêu cực. Nếu chúng ta đang ở trong hoàn cảnh căng thẳngchúng ta phải nhận ra và tự làm hòa với nó, nghĩ rằng : “xấu đấy, nhưng cũng tốt thôi”. Nếu chúng ta không trở nên cuồng loạn nơi hoàn cảnh, tự kéo dài một chuỗi nhận thức tiêu cực, thì ảnh hưởng của chúng sẽ tiêu dần đi, vì giống như mọi sự trong cuộc sống, hoàn cảnh này là vô thường, không sớm thì muộn sẽ thay đổi. Biết như vậy, chúng ta có thể an nhiên tiến đến bước kế tiếp của sự chữa lành, với một cảm nhận tự tin rằng những hoàn cảnh bên ngoài không thể chế ngự trí huệ nội tại của chúng ta.

Trong quan điểm Phật giáorốt ráo những cảm xúc không tốt cũng không xấu. Chúng ta phải chấp nhận và chào đón tất cả cảm xúc của ta. Đồng thờichúng ta cần không bị chi phối bởi những cảm xúc hoang dã hay phá hoại. Nếu chúng ta bị tổn thương bởi thèm muốnvướng mắcrối ren hay sân hậntốt hơn nên nghĩ về “cái đúng để tôi làm” hơn là về “cái tôi muốn làm”. Khi ta đi vào con đường chữa lành, chúng ta nên làm mạnh mẽ những ý định của mình. Chúng ta phải để tâm trí chúng ta hướng dẫn mọi cảm xúc.

Nếu dựa vào bất cứ những gì bên ngoài chúng ta như chúng là nguồn thỏa mãn tối hậuchúng ta sẽ cảm thấy như trên con thuyền chòng chành giữa sự mãn nguyện và không thỏa mãn. Sự bám chấp phó mặc chúng ta cho sự luân chuyển mãi của bánh xe luân hồimột thế giới thoáng qua của hoan lạc và đau khổ. Khi chúng ta buông bỏ bản ngã và tìm thấy trung tâm an bình thật sự của chúng ta, ta thấy rằng không cần phải bám víu vào những ý niệm tốt, xấu, hạnh phúc, đau buồn, cái này hay cái kia, “tôi” và “họ”. Nhiều tôn giáo và triết học khuyên chống lại sự đồng hóa mạnh mẽ với bản ngã. Bản văn nổi tiếng của Ấn Độ giáoÁo nghĩa thư (Upanishads) đã so sánh sự tự đồng hóa này với một cái bẫy : “nghĩ ‘đây là tôi’ và ‘đó là của tôi’, người ta đã tự trói buộc với bản ngã và hành động như con chim mắc bẫy.”

Chăm sóc những nhu cầu thực sự của chúng ta và người khác là con đường tìm thấy an bình, và khi làm điều này chúng ta đã tham gia vào cuộc sống. Đấu tranh không phải là điều xấu. Chúng ta có thể học để thấy sự đấu tranh với đời sống là một thách thức thích thúTuy nhiên, phải nhận ra rằng, trong việc tìm kiếm bất kỳ một mục đích nào trần tục hay tâm linh, việc bám chấp sẽ làm mệt mỏi và trói buộc chúng ta trong sự ích kỷ. Khi chúng ta biết cái mình thực sự cần để sống, việc khéo léo sống trong một cách thế quân bình trở nên dễ dàng hơn.

Điều gì quan trong cho cuộc sống con người 

Thực phẩm, quần áo, chỗ ở, sức khỏe, sự chăm sóc và giáo dục là cần thiết để kéo dài cuộc sống quý giá của con người. Là thành viên của xã hội con ngườichúng ta cần tôn trọng người khác, tôn trọng những nhu cầu căn bản, những thể chế làm lợi lạc cho người khác. Ngoài ra, không có gì ở bên ngoài đáng giá bằng thời gianan bìnhnăng lực và trí huệ của chúng ta – những tặng phẩm lớn của cuộc sống chúng ta. Những tiện nghi khác của đời sống phần lớn là công cụ để thỏa mãn tâm khát khao của chúng tatôn sùng và đánh bóng bản ngã của chúng ta, và siết chặt thêm sự bám chấp của chúng ta. Khi tích lũy những lạc thú thế gian, sự ham muốn chạy theo của chúng ta càng lúc càng nặng hơn. Kinh Lalitavistara khuyên :

Hưởng thụ những lạc thú của tham dục,
Như uống nước muối, sẽ không bao giờ đem lại thỏa mãn.

Giàu và nghèo đều đau khổ như nhau, vì những lo nghĩ bên ngoài liên hệ với tham dục. Thậm chí có hàng tỷ đau khổ do giận dữthất vọngbuồn chán. Họ có hưởng thụ một ít an bình, nghỉ ngơi thật sự nhưng chỉ lo lắng mất những gì họ có hoặc kiếm cho được những gì họ không có. Họ không thể hưởng thụ người mà họ đang là, mà chỉ sống cho cái mà họ bị lôi cuốn và bị nô lệ. Không phải bản thân việc kiếm tiền gây ra đau khổ, mà việc trao cuộc đời mình cho sự bạo ngược của những sở hữu bên ngoài là sự giết mất của an vui.

Trong một cách tương tự, người nghèo mắc bẫy vào cuộc chiến đấu để sống còn. Họ không dám hưởng thụ một chút nào mà họ có, vì sợ mắc phải đau khổ hơn. Khi Mẹ Teresa nhận giải Nobel hòa bình, Bà kể câu chuyện này : “Một ngày, những Soeur truyền giáo ở Calcutta đem về một đứa bé mồ côi và họ đưa cho đứa bé một miếng bánh mì. Đứa bé chỉ ăn phân nửa. Khi hỏi tại sao đứa bé trả lời : “Nếu con ăn hết, vậy đâu còn bánh mì nữa để con ăn.” Chỉ sau khi chắc chắn sẽ có bánh mì, đứa bé mới chịu ăn hết phần bánh còn lại.

Mặc dù sự tiến bộ và phát triển vật chất của văn minh hiện đại, nhiều người đã trật đường khỏi ý nghĩa cuộc sống. Dù giàu hay nghèo, hoặc thoải mái giữa giàu và nghèo chúng ta phải thận trọng, không nên quý chuộng những lạc thú vật chất với cái giá mất đi bản tánh chân thật của chính mình. Nếu sử dụng năng lực của mình để chỉ nghĩ đến những việc trần tục và làm sao để có được nhiều hơn – thức ăn ngon hơn, nhiều tiền hơn, nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn, bất cứ thứ gì ở bên ngoài chúng ta – thì chúng ta sẽ mất đi cái giá trị nhất.

Chúng ta tập trung chú ý đến tất cả mọi thứ cách xa chúng ta – càng xa con người chân thật của chúng tachúng ta càng cho là quan trọng. Chúng ta định giá trị những gì mình có và thân xác ở trên tâm thức, vẻ bề ngoài của ta lên trên sức khỏesự nghiệp đặt lên trên cuộc sống gia đìnhChúng ta đồng hóa với thân thể và xem tâm chỉ là công cụ của thân, như một người nào đó đã mô tả một cách hài hước “nấm trên bộ não.” Chúng ta tự cắt mình ra khỏi nguồn hạnh phúc thực sự, tích lũy những sở hữu cho nhà cửa mình mà không chăm sóc cho thân, tâm, mặc dù điều kiện quan trọng nhất cho cuộc sống trong nhà là một tâm hạnh phúc và một thân khỏe mạnh.

Khi tôi trưởng thành ở Tây Tạng, một người quen đã dùng rìu để đốn củi và chặt phải đôi giày mới. May thay, chân anh ta không bị thương mà lại rách giày da, chiếc giày có một giá trị với một xứ nghèo như Tây Tạng. Anh ta nói thật lòng : “Nếu tôi không mang giày, chân tôi bị thương rồi sẽ lành. Tệ thật, đây là đôi giày mới và chúng không bao giờ lành.” Đây là cách nhìn rất buồn cười về sự vật. Nhưng nó cũng phổ biến với những người đặt vấn đề vật chất lên trên hết, rồi tới thân và cuối cùng là tâm, sự việc đã hoàn toàn bị đảo ngược.

Mặc dù chúng ta có thể nói : “Tôi muốn được an bình và khỏe mạnh”, chúng ta thực sự coi trọng thành quả của sự năng nổ trong việc kiếm được những nhu cầu vật chất hơn là làm thăng bằng hay an bình để nuôi dưỡng sức mạnh bên trong chúng taChúng ta tiêu tốn nhiều thời gian và sinh lực cho sự nghiệp hơn việc xây dựng cuộc sống trong gia đình, dù chúng ta làm việc là để cho gia đình hạnh phúc.

Chúng ta sống giống như những con ong, chúng bỏ cả đời gom góp mật, nhưng cuối cùng lại để cho kẻ khác hưởng thành quả suốt đời lao động của chúng. Chúng ta đặt giá trị trên việc kiếm được nhiều tiền hơn và trên cách sống khoa trương dùng tiền mua sắm hơn là làm việc có mục đích và để ý xem việc làm ấy có ích lợi cho mình và người khác hay không. Chúng ta chấp nhận sự nguy hiểm cho cuộc sống quý giá của mình để kiếm tiền, giống như uống rượu để xoa dịu sự căng thẳng của công việc làm mắc bệnh đau bao tử. Đồng tiền trở nên người chủ, ý nghĩa và mục đích tối hậu cho quá nhiều người.

Nếu chúng ta cố gắng làm việc trên tâm để cải thiện những thái độ, phẩm chất của mình, xã hội hiện đại gán cho chúng ta là ích kỷ, không thực tế và lười biếng. Người sản xuất ra vật chất được đánh giáca ngợi cao, mà không phải là người tìm kiếm con đường tâm linh. Nếu chúng ta ở nhà chăm sóc phần bên trong và cuộc sống thiêng liêng, người ta đối xử chúng ta như một kẻ bất tài, thất nghiệp và vụng về. Căn nhà bị giảm xuống thành nhà trọ, một nơi để nghỉ qua đêm.

Chúng ta phải từ bỏ những cái gì đó để được những cái khác. Làm sao chúng ta có thể nghĩ đến việc đánh mất trung tâm an bình quý giá và cuộc đời vui tươi tự nhiên chiếu sáng từ đó, chỉ để có kinh nghiệm một cuộc sống đầy những khó khăn ? Hiện nay, hình như không chỉ người bình thường mà thậm chí còn có những vị thầy tâm linh cảm thấy bị thúc dục theo đuổi nền văn hóa vật chất hiện đại. Có một câu chuyện cổ châm biếm về tình trạng này :

Ngày xưa ở Ấn Độ, những nhà tiên tri tiên đoán rằng trong bảy ngày nữa sẽ có một cơn mưa lớn, ai uống nước mưa sẽ bị điên. Khi mưa xuống, vị Vua đã trữ đầy nước sạch cho mình nên không bị điên. Dân chúng dùng hết nước sạch, phải dùng nước mưa nên bị điên. Sau đó, họ coi ông Vua là điên. Do đó, để hiểu và cảm thông với dân, ông Vua phải uống nước mưa và bị điên giống thần dân của mình.

Tôi không đề nghị rằng chúng ta có thể hay phải lờ đi hệ thống của đời sống hiện đạiChúng ta không thể tồn tại nếu không có những nhu cầu cơ bản, chúng ta cần thực tế và tôn trọng những quan điểm chung. Nhưng chúng ta cần đặt mọi sự vào viễn cảnh tổng quan. Thiết yếu là hiểu được chúng ta là ai, chúng ta đứng ở đâu, cái gì là giá trị thật sự và làm thế nào để sống trong thế giới.

Nếu chúng ta không thận trọng và để cho tâm bám chấp trở thành siết chặt và khô cứng, những thói quen tiêu cực sẽ ăn mòn cảm thức an bình của ta. Kinh Udanavarga nói :

Từ sắt, rỉ sét xuất hiện, và
Rỉ sét ăn mòn sắt
Cũng vậy, những hành vi không thận trọng mà chúng ta làm,
Do bởi nghiệp, dẫn ta xuống những cuộc sống địa ngục.

Trong thời gian đầu của cuộc sống tỵ nạn, một biến cố đơn giản tạo một ấn tưởng mạnh trong tôi. Tôi đã đến Kalim-pong với vài người bạn, một thị trấn dễ chịu nằm trên những ngọn đồi thuộc dãy núi Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ. Trên đỉnh đồi, chúng tôi dừng lại ở một nghĩa trang để uống trà vì mệt và đói, cũng không đủ tiền để ăn tại nhà hàng.

Tôi đi tìm một số cây và đá để tạo một cái bếp. Khi qua phía bên kia của ngọn đồi, tôi gặp một nhà sư già có khuôn mặt lớn và đôi mắt nhỏ chiếu sáng khoảng dưới tám mươi tuổi. Tôi nhận ra Ngài là một Lama từ Mông Cổ đến vì khuôn mặt tròn và lưỡng quyền cao. Ngài ngồi trong một căn phòng rất nhỏ đàng sau một căn nhà cũ, cửa sổ và cửa ra vào mở rộng. Căn phòng mỗi bề rộng tám bộ (khoảng 2,43 m). Ngài thiền định, đọc sách, nấu ăn, ngủ và nói chuyện với mọi ngườingồi xếp bằng trên cái giường suốt ngày trong một căn phòng nhỏ tương tự. Ngài có một bàn thờ nhỏ, với một ít tượng tôn giáo và vài quyển kinh trên một cái kệ nhỏ trên tường. Cạnh giường là một bàn ăn rất bé và cũng là bàn làm việc, gần bàn là một bếp than nhỏ, trên đó Ngài đang nấu một ít thức ăn cho mình.

Ngài nở một nụ cười hoan hỷ và hỏi tôi : “Anh tìm gì ?” Tôi đáp : “Chúng tôi vừa tới đây và tôi đi tìm một ít củi nấu trà.” Ngài nói một cách êm dịu : “Không có nhiều thức ăn, nhưng anh và tôi hãy chia với nhau bữa cơm tôi đang sửa soạn nhé ?” Tôi cám ơn nhưng từ chối lễ phép. Các bạn tôi đang đợi. Rồi Ngài bảo : “Đợi một chút, tôi sắp nấu xong và bạn có thể mượn cái lò. Cũng còn ít than cho bạn đủ để nấu trà.”

Những điều đã thấy làm tôi sửng sốt. Ngài rất già, nhưng Ngài dường như không có thời gian để tự chăm sóc. Tuy vậy, cặp mắt nhỏ của Ngài đầy nhân từ, nét mặt trang nghiêm và duyên dáng đầy niềm vui, tấm lòng Ngài rộng mở đầy nhiệt tình chia sẻ, tâm ngài an bình. Ngài nói chuyện với tôi như một người bạn cũ dù rằng mới gặp tôi lần đầu. Một cảm giác an bìnhhoan hỷ, lạ lùng xuyên suốt thân tôi. Tôi cảm thấy như vậy vì tinh thần tự nhiên và sức mạnh tâm linh của Ngài tỏa ra như một người giàu có và hạnh phúc nhất trên thế giớiTuy nhiên, theo cách nói của thế giới duy vật, Ngài là kẻ không nhà, không việc làm và không có hy vọng. Ngài không có một sự giúp đỡ, không lợi tức thu nhập, không trợ giúp của gia đình, không tín dụng xã hội, không có sự giúp đỡ của chính quyền, không đất nước, không tương lai. Hơn hết, Ngài là một người tỵ nạn ở nước ngoài, thậm chí còn khó giao thiệp được với dân địa phương. Ngay cả ngày nay, khi tôi nhớ đến Ngài, tôi không thể làm gì khác mà chỉ lắc đầu trong nỗi kinh ngạc và tôn vinh Ngài trong tâm. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, Ngài không phải là người duy nhất có tính chất ấy mà tôi đã gặp. Có nhiều người đơn giản mà vĩ đại như vậy.

Khởi đầu con đường chữa lành

Buông lỏng chấp ngã đem đến cho ta tâm an bình, và với nó không gì có thể tổn hại được chúng ta. Ngay cả nếu có đau khổthái độ đúng sẽ giúp chúng ta chịu đựng phiền não một cách nhẹ nhàng hơn. Để được ích lợi từ những kỹ thuật thiền quán nhằm làm mạnh tâm, ngay lúc khởi đầu, điều quan trọng là nghe những lời chỉ dạy mà không có những định kiến hay phán đoán. Nếu chúng ta tìm điều gì đó có thể hiểu và có ý nghĩa cho nhu cầu của mình, chúng ta cần hướng mọi ý định, cảm nghĩ vào việc đem kỹ thuật vào trong thực hành, không ngần ngạitrông chờ hay nghi ngờNiềm tin là tác nhân của sức mạnh chữa lành. Đơn giản bằng việc mở rộng tâm, chúng ta sẽ ngạc nhiên bởi sức mạnh bên trong của chính ta.

Rèn luyện tâm thức khiến phát triển sự nồng ấm của tinh thần và có thể dẫn chúng ta đến một nhận biết rộng mở và linh hoạt hơn. Mặc dù không phải mọi kỹ thuật tôi hướng dẫn ở đây đều nguyên dạng như trong kinh điển, nhưng mọi đề nghị gợi ý đều đặt nền trên những nguyên lý và trí huệ của đạo PhậtMục đích nhằm đem lại sức mạnh an bình nội tại bằng việc phát triển những phẩm tính như nhận thức tích cực, sự khéo léo (thiện xảo) chuyển mọi sự xảy đến cho chúng ta thành sự hỗ trợ thay vì là một chướng ngại.

Phẩm tính quan trọng khác nữa là sự sùng tín, rất cần thiết trong bất kỳ việc thực hành tâm linh nào, tuy vậy không cần thiết phải mang ý nghĩa tôn giáo. Với những ai thích một tiếp cận thế tục hơn, sự sùng tín đơn giản có nghĩa là một sự trau dồi trí huệ nội tại và một sự cảm kích sâu xa về chính chúng ta, về người khác và về thế giới nói chung. Cầu nguyện là cách mà một người thực hành tâm linh làm để dẫn năng lượng vào việc biểu lộ sùng tín hơn là hao phí năng lực đó trong những chuyện phiếm vô mục đích. Kiểu cầu nguyện thế tục là sự diễn đạt những cảm giác hạnh phúc hay hoan hỷ bằng ngôn ngữ của chính chúng ta, mà chúng ta có thể nói thầm hay lớn tiếng.

Với Phật tử Đại thừa, những ai quan tâm trong việc chuyển hóa những khó khăn và làm tan biến tự ngã, lòng bi mẫn được xem là công cụ chữa lành đặc biệt. Khi chúng ta đến với những người khác, sự chấp cứng bản ngã bắt đầu mềm dần. Mặc dù mục tiêu tối hậu của việc đào luyện tâm linh là thoát khỏi sự nương dựa vào bất cứ cái gì ngoài tâm, đạo Phật khuyên bảo rằng tham gia vào thế giới là một sự thực hành tích cực trên con đường chân thật. Điều này bao gồm việc phụng sự những người khác, tạo ra những cơ sở, những viện để giúp đỡ người khác, che chở, biếu tặng, cầu nguyện và tôn trọng. Thậm chí những gặp gỡ xã hội nhỏ nhặt của đời sống cũng có một lợi lạc mạnh mẽ khi chúng ta biết vui thích và tôn trọng bất cứ ai mình gặp. Ngài Shantideva viết :

Khi bạn nói, hãy nói với sự thanh thảntrong sáng,
thích hợp và thoải mái,
Không có tham dục và thù hận,
Với ngữ điệu dịu dàng và ôn hòa vừa phải.
Khi bạn nhìn, hãy nhìn với đôi mắt yêu thương và
trung thực, nghĩ rằng :
“Nhờ vào người này
Tôi sẽ trở thành toàn giác.”

Bằng cách để cho chúng ta lưu tâm chăm sóc, bình an và buông xả, thì những công việc và hoạt động hàng ngày, ngay cả đến hơi thở, cũng có thể trở thành một phần của việc thực hành chữa lành, và chúng ta sẽ đạt được sức mạnh một cách tự nhiên. Nếu chúng ta mở rộng với nó, đời sống bình thường của chúng ta sẽ chuyển thành một đời sống chữa lành. Bấy giờ, dù không chính thức ngồi thiền, cuộc sống chúng ta sẽ là sự thiền định trong hành động.

Phần lớn những bài tập trong cuốn sách này nhằm vào việc chuyển hóa những xúc cảm bằng việc nhận ra những vấn đề và đi từ tiêu cực đến tích cực. Một tiếp cận khác đi đến thiền định là vượt trên cả xấu lẫn tốt, bằng việc mở rộng chúng ta với những cảm nhận và kinh nghiệm tâm chúng ta đúng “như nó là”. Thật ra, thiền định nhằm vào sự chuyển hóa những vấn đề khó khăn được hiệu quả nhất khi nó bao gồm những cảm nghĩ tốt và sự rộng mở. Trước tiênchúng ta tập trung, sau đó lúc kết thúc thời khóa công phu bằng buông xả và làm một với bất kỳ cái gì chúng ta đang kinh nghiệm.

Sau khi học một số những thiền định truyền thống và bài tập, chúng ta có thể khéo léo áp dụng những phương thuốc riêng của mình trong những vấn đề hàng ngày. Cái ý niệm “tôi” sẽ mềm dẻo nhiều hơn ta nghĩ. Chúng ta có thể thí nghiệm và học cách đùa bỡn hơn, ít chú tâm vào viễn cảnh tiền đồ của mình. Chẳng hạn, khi một vấn đề có vẻ nghiêm trọngchúng ta có thể tìm thấy sự giảm nhẹ bằng việc nhận ra một cái gì hài hước trong đó. Hoặc nếu dưới áp lực của công việc, chúng tacó thể cảm thấy thư giãn và thông thoáng hơn. Vì ngôn từ có sức mạnh lớn, chúng ta có thể tự nhủ “áp lực vẫn còn đó, nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái.” Chúng ta có thể nhận biết hơi thở của mình trong cách thư giãn và chú ý cảm nhận khoảng trống và không khí quanh ta, và trong cách này chúng ta thực sự ít bị áp lực và được nhiều khoảng không hơn.

Khi cảm thấy phiền não quá mạnh, một số người thấy ích lợi khi thực hành sự rộng mở hơn là cố gắng chuyển hóa khó khăn. Hòa nhập vào sự rộng mở rỗng rang sẽ được thảo luận ở chương kế tiếp, nhưng nó sẽ không làm ngạc nhiên bất cứ ai vì cái nguyên lý đàng sau sự tiếp cận này là buông bỏ tự ngã.

Nếu có người rớt xuống biển mà không biết bơi, người đó sẽ nắm chặt nước và sẽ chìm như một tảng đá. Một người bơi giỏi vì đã được rèn luyện, biết cách buông lỏng và hòa nhập làm một với đại dương bao laTu hành giống như học bơi và cần có một số hướng dẫn khi bắt đầu. Tu tâm cũng cùng một cách như vậy, đó là phần còn lại của quyển sách này.

Đức Tulku Thondup Rinpoche

Nguyên tác: The Healing Power of Mind – Năng lực chữa lành của tâm

Việt dịch: Tuệ Pháp – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000