15542396_604563633079190_6597285218893771897_n

Quán Thế Âm

Dường như do sự tình cờ ngẫu nhiên mà tất cả chúng ta đều đang có mặt ngay giây phút này ngày hôm nay tại chùa Viên Thông vào ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là Viên Thông Đại Sĩ. Thực sự trong Đạo Phật không có gì gọi là “tình cờ ngẫu nhiên”, vì tất cả đều xảy ra đúng “thời tiết nhân duyên” thích ứng: cái gì đang xảy ra trước mắt ta mà ta có thể cảm thấy được như thế này hay như thế kia đều do nghiệp tốt hay nghiệp xấu của mình, nhưng thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp của mình đều có thể thay đổi và chuyển hóa một cách thanh lương, thanh tịnh, sạch sẽ, sáng sủa, sáng suốt và sáng rực ngay tại đây và ngay giây phút hiện tại hay bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Làm thế nào? Quy y Tam Bảo, sám hối nghiệp chướng, tôn thờ những bậc Thầy của mình, phát Bồ Đề Tâm, niệm Phật, nhất tâm niệm Phật, nhất tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thực hành lục Ba La Mật, tu hành Tứ Vô Lượng Tâm và hồi hướng tất cả công đức cho Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nói thì dễ và làm mới khó. Đó là nói theo người đời thế tục. Trong Đạo Phật, làm thì rất dễ, vì lúc nào chúng ta cũng làm, được làm hay bị làm; lúc nào chúng ta cũng đang tạo nghiệp, quá nhiều nghiệp đến nỗi phải bị trôi lăn chìm nổi, và cả đời chúng ta chỉ là ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. Muốn thoát khỏi cái ba chìm thì có ba cái “bảo bối gia truyền”, đó là Phật, Pháp, Tăng. Bảy cái nổi ấy chính là “thất giác chi hay thất Bồ Đề Phần” (niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, và xả giác chi). Cả cuộc đời chúng ta và cả cái chết của chúng ta, bao nhiêu kiếp sống và chết, và chết rồi sống lại; tất cả, tất cả đều là chín lênh đênh. Trong Đạo Phật có cách tu hành để cho hết chín cái lênh đênh, đó là chín cái thiền định rất có trật tự, theo thứ tự rất nghiêm mật, và liên tục nhất tâm, liên tục chuyên nhất và vô cùng sắc bén sáng sạch, đó là cửu thứ đệ định (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không xứ định, thức xứ định, vô hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định, và diệt thọ tưởng định). Làm thì rất dễ và quá dễ, nhưng nói thì vô cùng khó khăn, làm sao nói mà mỗi một lời nói làm sáng sạch thơm tho không khí, mỗi một lời nói là sấm chớp chẻ tan sự hận thù, ghen ghét, đố kỵ, tham lam, ngu si, kiêu ngạo, tà kiến, sợ hãi, sợ sệt, sợ người, sợ đời, sợ ma, sợ quỷ, sợ thua, sợ mất, sợ chết, sợ sống, sợ khổ, sợ già, sợ bệnh, sợ tiếng xấu, sợ bị chửi mắng, sợ bóng sợ gió, sợ mất đất đứng, sợ què chân, sợ đui, sợ té, sợ ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. Nói rất khó, vì làm sao nói mà không tự nói xấu hay nói xấu người khác; làm sao nói mà không kín đáo tự khen mình và gián tiếp chê người khác; làm sao nói mà không tự trách mình hay trách cứ người khác; làm sao nói mà không tự biện minh hay tự bảo vệ tự đề phòng; làm sao nói mà mỗi một lời nói làm người khác cảm thấy vui vẻ, vui sướng và vui lòng; làm sao nói mà không vọng ngữ, không ác ngữ, không ỷ ngữ và không lưỡng thiệt ngữ? Làm sao nói mà ban cho sự không sợ hãi (vô úy thí)? Làm sao nói mà tất cả ai nghe đều thoát khỏi tất cả sự khổ, và tất cả đều được giải thoát, được dứt hết tất cả lênh đênh, được Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, và Đại Xả. Làm sao nói mà mỗi một âm thanh đều là chân ngôn, mật ngôn, minh chú, thần chú? Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã dạy Lục Tự Đại Thần Chú cho toàn thể chúng sinh tự bao giờ cho đến bây giờ, hiện tại ở đây. Đây cũng gọi là Lục Tự Đại Minh Thần Chú, Lục Tự Đà La Ni: OM MANI PADMÉ HUM Hay ÁN MA NI BÁT DI HỒNG Chúng ta đều bị ba chìm bảy nổi chín lênh đênh trong bao nhiêu cõi trời, cõi a tu la, cõi người, cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục. Chỉ có Lục Tự Đại Minh Chú của Đức Quán Thế Âm mới đóng hết tất cả sáu đường sanh tử: OM (ÁN) đóng cửa thiên đạo; MA (MA) đóng cửa tu la đạo; NI (NI) đóng cửa nhân đạo; PAD (BÁT) đóng cửa súc sanh đạo; MÉ (DI) đóng cửa ngạ quỷ đạo; HUM (HỒNG) đóng cửa địa ngục đạo. Làm sao nói mà lúc nào cũng nói OM MANI PADMÉ HUM, dù nói thầm trong đầu, nói thầm trong lòng, nói nhỏ tiếng hay nói 10 lớn tiếng, nói chậm rãi, nói thoải mái, nói nhẹ nhàng, nói thong dong, nói thong thả, nói dịu hiền, dịu dàng, dịu ngọt, dìu dặt và đùm bọc … Làm sao thức và ngủ, chiêm bao và không chiêm bao, lúc nào cũng là OM MANI PADMÉ HUM. Làm sao đi và đứng, ngồi và nằm đều là OM MANI PADMÉ HUM, là sao ăn uống hay nhịn đói, nóng, lạnh, mưa gió, bão táp, giông tố, động đất, vợ bỏ, chồng bỏ, phá sản sạt nghiệp, tất cả đều là tha ma, tận thế, sụp đổ, tàn phế, tàn tạ, tan rã, tan vỡ, tang tóc, thê lương mà miệng và lòng vẫn nói OM MANI PADMÉ HUM? Làm sao thở ra và thở vô, mỗi hơi thở đều là OM MANI PADMÉ HUM. Đây là thở ra Đại Bi và thở vào Đại Bi, sống Đại Bi và chết Đại Bi, nói Đại Bi và im lặng cũng Đại Bi. Đại Bi là gì? Mỗi tế bào, mỗi lỗ chân lông đều phập phồng Đại Bi, nhất cử nhất động đều phập phồng phất phới Quán Thế Âm Bồ Tát, thênh thang phe phẩy ÁN MA NI BÁT DI HỒNG. Muốn vãng sanh Cực Lạc chỉ cần nói OM MANI PADMÉ HUM với Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padmapàni). Trong tạng Ma ni già bộ bà (Mani bkah hbum) đã dạy rằng ai xướng lên chỉ một lần OM MANI PADMÉ HUM thì đoạn dứt đường lưu chuyển trong sáu cõi luân hồi. Sáu mươi bốn sự trong sạch lặng lẽ trong sáng của âm thanh chư Phật đều được thu nhiếp trọn vẹn trong lục tự OM MANI PADMÉ HUM. Có cần nhắc lại lục thập tứ chủng Phạm âm: 1. Lưu trạch thanh (tràn thấm lưu loát, mượt mà, nhuần hết tất cả chúng sanh) 2. Nhu nhuyễn thanh (dịu dàng, mềm mại, nhu nhuyễn) 3. Duyệt ý thanh (làm vui sướng, vừa ý, thư thái lòng dạ) 4. Khả lạc thanh (đáng thích thú, vui sướng, mầu nhiệm) 5. Thanh tịnh thanh (sạch sáng, bóng sạch, không nhiễm tạp) 6. Ly cấu thanh (không còn dơ, không cấu, không nhiễm) 7. Minh lượng thanh (rõ ràng, minh bạch, sáng trong, trong trẻo) 8. Cam mỹ thanh (lắng nghe được pháp hỷ ngọt dịu) 9. Nhạc văn thanh (làm cho thích nghe không chán) 10. Vô liệt thanh (không liệt kém, không thều thào, thoi thóp) 11. Viên cụ thanh (một âm là tất cả âm, một thanh là tất cả thanh, mỗi âm thanh đều nói 13 lên sự im lặng thanh thoát kỳ diệu) 12. Điều thuận thanh (điều phục tùy thuận chúng sanh) 13. Vô sáp thanh (điều hòa, thuận tai, không thô) 14. Vô ác thanh (không xấu, ác) 15. Thiện nhu thanh (không thô bạo, nhu hòa, hiền lành) 16. Duyệt nhĩ thanh (làm vui lòng, nghe không chán) 17. Thích thân thanh (cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái) 18. Tâm sanh dũng nhuệ thanh (phát dũng chí tinh tiến tu hành) 19. Tâm hỷ thanh (sanh tâm vui mừng, vui sướng, vui vẻ, vui tươi) 20. Duyệt lạc thanh (sanh lòng vui vẻ, an lạc) 21. Vô nhiệt não thanh (không bị nóng đầu, 14 nóng mặt, nóng người, nóng lòng, nóng giận, được thanh thoát, mát mẻ) 22. Như giáo lệnh thanh (như mệnh lệnh giáo giới của Phật Pháp, khiến tín tâm thanh tịnh) 23. Thiện liễu tri thanh (thông đạt diệu pháp) 24. Phân minh thanh (sáng rõ như thực, như lý) 25. Thuận ái thanh (làm cho thương quý, yêu thích thiện pháp) 26. Linh sanh hoan hỷ thanh (khiến lòng người hoan hỷ) 27. Sử tha như giáo lệnh thanh (khiến cho người nghe xong lại khai mở cho người khác) 28. Linh tha thiện liễu tri thanh (khiến cho người nghe hiểu thông tất cả pháp) 29. Như lý thanh (khế hợp chân như, chân lý) 30. Lợi ích thanh (lợi ích cho tất cả chúng sanh) 31. Ly trùng phục (phức) quá thất thanh (khế 15 hợp lý thú, không có trùng lặp từ đầu đến cuối) 32. Như sư tử thanh (như tiếng rống sư tử, làm cho loài ác thú khác đều sợ hãi ác nghiệp, tỉnh ngộ để quy y Tam Bảo) 33. Như long âm thanh (như tiếng rồng) 34. Như vân lôi hống thanh (xa gần đều nghe, như tiếng sấm nổ) 35. Như long vương thanh (như tiếng vua rồng, trong trẻo vọng vang xa xôi) 36. Như Khẩn Na La diệu ca thanh (tuyệt vời như âm thanh của ca thần, làm cho chúng sinh đều thích nghe vui sướng) 37. Như Ca Lăng Tần Già thanh (tuyệt vời như tiếng chim Ca Lăng Tần Già) 38. Như Phạm Vương thanh (thanh tịnh như âm Phạm Vương) 39. Như Cộng Mạng điểu thanh (an lành như tiếng hót chim Cộng Mạng) 16 40. Như Đế Thích mỹ diệu thanh (tuyệt mỹ diệu huyền như âm trời Đế Thích) 41. Như chấn cổ thanh (vang dội xa gần như tiếng trống Bát Nhã) 42. Bất cao thanh (tròn đầy khế hợp trung đạo) 43. Bất hạ thanh (viên âm trung đạo bát bất) 44. Tùy nhập nhất thiết âm thanh (bao hàm dung thông tất cả âm thanh) 45. Vô khuyết giảm thanh (viên mãn, không khuyết) 46. Vô phá hoại thanh (không thể phá hoại) 47. Vô nhiễm ô thanh (xa lìa phiền não, không trước nhiễm) 48. Vô hy thủ thanh (lợi lạc cho chúng sanh, không hề mong cầu) 49. Cụ túc thanh (diệu lý xứng tánh trọn vẹn đầy đủ) 50. Trang nghiêm thanh (đoan trang nghiêm 17 túc, đủ công việc diệu hạnh) 51. Hiển thị thanh (khai thị hiển hiện diệu pháp) 52. Viên mãn nhất thiết âm thanh (hoàn bị đầy đủ tất cả âm thanh) 53. Chư căn thích duyệt thanh (các căn đều vui sướng, vui thích) 54. Vô cơ hủy thanh (không chê bai hủy báng chúng sanh) 55. Vô khinh chuyển thanh (bao trùm, chắc thật, không dời đổi) 56. Vô động dao thanh (không sợ sệt, không có thiên ma ngoại đạo nào lay động) 57. Tùy nhập nhất thiết chúng hội thanh (trùm khắp chúng hội, tùy căn cơ đều hiểu được) 58. Chư tướng cụ túc thanh (đầy đủ các tướng) 59. Linh chúng sanh tâm ý hoan hỷ thanh (khiến cho chúng sinh được lòng hoan hỷ) 60. Thuyết chúng sanh tâm hành thanh (84,000 loại tâm hành của vô lượng chúng sanh căn tánh hạ liệt đều ngộ nhập) 61. Nhập chúng sanh tâm hỷ thanh (khế nhập tâm ý chúng sanh) 62. Tùy chúng sanh tín giải thanh (làm cho sự tin hiểu của chúng sanh đều được lợi ích thanh tịnh) 63. Văn giả vô phân lượng thanh (trời, người, ma vương, Phạm thiên, sa môn, bà la môn ở khắp nơi, tuy nghe được mà không thể biết hết trọn vẹn) 64. Chúng sanh bất năng tư duy xứng lượng thanh (không thể tư duy lường tính được). 

Tất cả lục thập tứ chủng Phạm âm có thể được đúc kết lại trong mấy câu kệ bất hủ trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Diệu âm Quán Thế Âm Phạm âm Hải Triều Ân Thắng bỉ thế gian âm Thị cố tu thường niệm * Diệu âm Quán Thế Âm Phạm âm Hải Triều Âm Thắng hết thế gian âm Vậy nên thường phải niệm (Hòa Thượng Thích Trí Thủ dịch, Toàn tập Tâm Như Trí Thủ, tr. 299) Nhĩ căn và âm thanh có liên hệ mật thiết bí mật toàn diện với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Chúng ta chỉ cần tụng mười sáu câu kệ bất diệt trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (từ sơ ư văn trung đến thập phương viên minh…) Sáu âm thanh bí ẩn huyền diệu OM MANI PADMÉ HUM đã được bao nhiêu triệu tỷ người xung tụng thường niệm bao nhiêu tỷ lần từ đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn cho đến tất cả đồng bằng thung lũng khắp trái đất. Chẳng những thường niệm, nhất tâm xưng hô Lục Tự Đại Minh Chú, hành giả còn có thể quán tưởng, quán tượng và quán sắc của Lục Tự Đại Minh Chú: OM là màu trắng; thiên MA là màu xanh lá cây; a tu la NI là màu vàng; nhân loại PAD là màu xanh da trời, xanh nhạt nhẹ; súc sinh MÉ là màu đỏ; ngạ quỷ HUM là màu đen; địa ngục Chủng tự của Phật A Di Đà và Đức Quán Thế Âm là HRI thì màu trắng trong OM MANI PADMÉ HUM HRI và ngay trong chủng tự (bìja, seed-syllable) HRI theo chữ Tây Tạng gồm có 6 thành phần thì hành giả Tây Tạng có thể quán năm màu từ trên xướng dưới: xanh dương, trắng, vàng, đỏ, xanh lá cây và lại xanh lá cây; từ Pháp Giới Trí (Tỳ Lô Giá Na) đến Đại Viên Cảnh Trí (Phật A Súc), Bình Đẳng Tánh Trí (Bảo Sanh Phật), Diệu Quan Sát Trí (A Di Đà Phật) và Thành Sở Tác Trí (Bất Không Thành Tựu Như Lai). Xanh – Dharmadhatu (Vairocana) Trắng – Akasobhya Vàng – Ratnasambhava Đỏ – Amitabha Xanh lá cây – Amoghasiddhi Xanh lá cây – Amoghasiddhi Chúng ta cũng có thể hiểu: OM là Pháp thân của tất cả chư Phật, mọi thần chú đều bắt đầu bằng OM MANI là Ngọc Mani Như Ý PADMÉ là bông sen HUM là Tâm của tất cả chư Phật và chấm dứt mọi chân ngôn * OM làm sạch chướng cái của Thân MA lọc sạch Khẩu NI làm sạch Ý PAD làm sạch phiền não chướng MÉ làm sạch tập khí huân tập HUM làm sạch sở tri chướng * OM là cầu nguyện xưng tán Thân chư Phật MA là cầu nguyện lễ kính xưng tán Khẩu chư Phật NI là cầu nguyện xưng tán lễ kính Tâm chư Phật PAD là cầu nguyện xưng tán lễ kính Hạnh chư Phật MÉ là xưng tán sở hành Diệu Phương Tiện của chư Phật HUM thu nhiếp tất cả uy thần gia trì của Thân, Khẩu, Ý, Hạnh, Hành của tất cả chư Phật. * OM là bố thí ba la mật MA là trì giới ba la mật NI là nhẫn nhục ba la mật PAD là tinh tiến ba la mật MÉ là thiền định ba la mật HUM là Bát Nhã ba la mật * OM là Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava Tathagata) MA là Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathagata) NI là Kim Cương Trì Như Lai Kim Cương Thủ Như Lai – Vajradhara Kim Cương Chấp Như Lai – (Phạ nhật la đà la) Thủ Trì Kim Cương Như Lai PAD là Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) MÉ là Phật A Di Đà (Amitabha) HUM là A Súc Bệ Phật (Akshobya) * OM là bình đẳng tánh trí MA là thành sở tác trí NI là tự nhiên trí PAD là pháp giới trí MÉ là diệu quan sát trí HUM là đại viên cảnh trí Bồ Tát Thánh Tăng Tây Tạng Patrul Rimpoché đã từng dạy cho tất cả bao nhiêu thế hệ sư phụ ở Hy Mã Lạp Sơn: “Quán Thế Âm là hiện thân của tất cả chư Phật; Một thần chú (mantra), Lục Tự Đại Minh Chú, OM MANI PADMÉ HUM là thể hiện tất cả chân ngôn thần chú; Một Pháp, Bồ Đề Tâm, Lòng Bồ Đề (Bodhicitta) là thực hiện tất cả sự thực hành tu chứng của giai đoạn khởi phát và thành tựu của giáo pháp Kim Cang Thừa; Biết được một cái thì giải thoát tất cả, thế thì hãy trì tụng OM MANI PADMÉ HUM.” 

Tất cả Phật Pháp đều bắt đầu bằng Quy Y Tam Bảo và Phát Bồ Đề Tâm và kết thúc bằng Hồi Hướng Công Đức cho Nhất Thiết Chủng Trí. Xin kính cẩn cảm tạ Thượng Tọa Thông Niệm, Viện chủ Chùa Viên Thông đã có lòng mở rộng ra để cho chúng ta được nghe Lục Tự Đại Minh Chú của Quán Thế Âm ngày hôm nay. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT OM MANI PADMÉ HUM OM MANI PADMÉ HUM OM MANI PADMÉ HUM 

Phạm Công Thiện