13626339_1753493084894906_2190722118402317254_n

Tri giác thanh tịnh

Thói quen nhìn sự vật là xấu hay tốt, được tạo ra trong tâm ta. Chuỗi cảm xúc trong tâm ta – thích và không thích, thèm muốn và sân hận – tạo ra thêm đau khổ hay thèm khát. Cách chuyển hóa những phản ứng thói quen của ta là đem một thái độ tích cực vào mỗi tình huống và cảm nhận sâu xa năng lượng tích cực.

Tri giác trong sạch có nghĩa là thấy tất cả mọi sự đều thanh tịnhtoàn thiệnhỷ lạc và giác ngộTrong đời sống hàng ngày của chúng ta, có vẻ chúng ta bị phiền não đè nặngTuy nhiênquan điểm đạo Phật cho rằng những phiền não, trong bản tánh tối hậu của chúng, cũng giống như những ngọn sóng trên bề mặt đại dương. Một cơn bão có thể thổi những ngọn sóng trên bề mặt, nhưng đại dương bên dưới vẫn tĩnh lặng.

Chúng ta có thể tìm thấy an bình trong một kinh nghiệm khó khăn và thấy việc gì đó tích cực ngay cả nếu nó dữ dội trong sự biểu lộ bề mặt của nó. Nếu chúng ta thấy điều gì đó là an bình, cho dù nó có vẻ như rất tiêu cựcchúng ta phải nhận biết cảm giác an bình trong tâm một cách có ý thức và an trú trong kinh nghiệm đó.

Tiêu cực hay tích cựctri giác này tùy thuộc vào tâm ta. Nếu chúng ta thấy vật gì đó tích cực, thậm chí nếu chỉ là một tách trà nó cũng có thể trở thành đối tượng của niềm vui nhờ tri giác của chúng ta. Nếu chúng ta thấy cũng cùng tách trà đó một cách tiêu cực, thì nó là khó chịu.

Thay vì luôn áp đặt quan điểm theo thói quen của ta lên sự vật, nó có thể giúp ta tự nhắc nhở làm thế nào để mở ra một thế giới thay vì giải thích nó. Chẳng hạn, nhìn một cái cây, một bác sĩ có thể thấy là vị thuốc hay chất độc. Một nhà buôn tính toán giá trị tiền bạc của nó, và người thợ mộc đo lường khả năng xây dựng của nó. Một nhà khoa học phân tích xung lực hóa học và điện năng của nó. Người say rượu thấy cái cây như một bánh xe quay trên đầu anh ta. Nhà thơ có thể đắm mình trong vẻ đẹp của nó. Một người Công giáo có thể thốt ra lời cầu nguyện ca ngợi sự sáng tạo của Thượng Đế. Một Phật tử thấy cây như là một biểu hiện của duyên sinh hay một biểu hiện của an bình tối hậu.

Mở rộng cái nhìn của chúng ta có thể nới lỏng sự chấp ngã của chúng ta và cho phép chúng ta nhận những tạo tác của riêng tâm thức chúng ta và những thói quen che tối bản tánh an bình của chúng ta như thế nào. Ngài Tsultrim Lodroš viết :

Do đạt đến giải thoát khỏi những thói quen của ba
che chướng –
Của thân, tâm, và những đối tượng –
Chúng xuất hiện như những thân Phật, trí huệ,
và những cõi Phật.

Ở đây chúng ta phải nhớ rằng mục đích tu tập của đạo Phật không phải là rời bỏ thế gian này để đến một thế giới tốt hơn hay ở cõi trờiChúng ta có thể tìm thấy an bình trong chính thế giới này, nhưng bởi vì bản tính an bình bên trong chúng ta thường bị che lấpchúng ta choáng váng giống như người bị thương phải đối phó với những trận chiến của cuộc đờiTri giác thanh tịnh có thể chữa lành chúng ta. Nếu chúng ta tu tập tâm mình chấp nhận những khó khăn là tích cực, thì ngay cả những vấn đề rất khó khăn cũng có thể trở thành nguồn hạnh phúc thay vì đau khổ.

Đau khổ có thể là vị Thầy lớn. Sự thất vọng, chán nản có thể đánh thức chúng ta dậy. Nếu đời sống quá dễ dàng, chúng ta có thể không bao giờ nhận ra an bình đích thực. Nhưng nếu chẳng hạn chúng ta bị mất tiền, nó có thể gây cho ta tìm thấy sự thật (chân lý). Có thể chúng ta biết cách không quan tâm quá nhiều về tiền bạc, và sẽ biết an bìnhsức mạnh là gì. Một số người rất nghèo nhưng rất vui vẻ. Điều này nói lên đau khổ là tương đối biết bao và tâm có thể tìm thấy hạnh phúc ở bất kỳ hoàn cảnh bên ngoài như thế nào.

Chúng ta phải nhớ rằng dưới những cơn bão lo nghĩ trên bề mặt là sự an bìnhChúng ta có thể chữa lành đau khổ của mình bằng cách ứng xử khéo léo với những khó khăn của đời sốngMọi việc đều vô thường và thay đổi. Thay vì xem thay đổi là tiêu cực, hãy thấy nó là tích cực và rút ra lợi lạc từ nó. Việc nó là vô thường, vì tính chất thay đổi của nó, cho phép chúng ta cải thiện cuộc sống mình, nếu chúng ta chọn lựa như thế.

Ngay cả những vấn đề khó khăn nhất, như bệnh tật nghiêm trọng, thân xác lão hóa, có thể được nhìn một cách tích cựcChúng ta có khuynh hướng xem “bản ngã” là thường, nhưng thật ra bản ngã, với mọi tham dục và bám níu, là không bền vững. Khi đau đớn xảy đến, tất cả ảo tưởng của ta sụp đổ và bị cuốn đi như lâu đài bằng cát bị cơn sóng lớn đầu tiên cuốn xuống biển. Gia đình, nhà cửa, đồng nghiệp, mọi cái yêu thích của đời sống sẽ biến mất.

Nhưng chúng ta có thể thấy ngay cả những khoảnh khắc cùng cực, khi cơ thể chịu đựng bệnh tật tàn phá hoặc cái chết tiến gần, là những cơ hội vui vẻ và tích cực. Chính lúc bấy giờ chúng ta có thể thấy chân lý về sự buông bỏ bản ngã.

Jigme Gyalwe Nyugu thuật lại một cuộc hành hương lúc còn thanh niên với người Thầy và là sư huynh của mình, Rinpoche Dodrupchen Thứ Nhất, đi qua một vùng đất không người vùng Yadrog trung Tây Tạng. Vị Thầy của ngài trở bệnh nặng nhưng vẫn rất vui vẻ, Ngài Jigme Gyalwe Nyugu viết :
Khi chúng tôi, thầy và trò đi xuống phía thung lũng Yadrog, Đức Lama Dodrupchen trở bệnh trầm trọng vì không khí ẩm thấp và bệnh thấp khớp. Ngài bị đau đớn, nhức nhối liên tục và trở nên yếu đi hầu như gần chếtChúng tôi không còn gì nhiều để ăn ngoại trừ một mẩu thịt mỡ đã nát và một bình dầu. Chúng tôi không có đến một muỗng tsampa. Chúng tôi uống trà đen.

Sau khi Ngài ngồi xuống nghỉ, để giúp Ngài đứng dậy tôi dùng hai tay đem hết sức mạnh đỡ Ngài. Mặc dầu thân xác đang trong một tình trạng nguy kịch, thay vì buồn chán, Ngài lại nói : “À, hôm nay tôi có dịp mang theo một ít khổ hạnh trong thực hành pháp bằng cách áp chế thân xác hoang dã phải chết và tâm tham lam, gây thương tổn của tôi. Tôi đang đạt đến cái tinh túy của đời sống con người quý giá. Không còn nghi ngờ rằng những kinh nghiệm khó khăn này tôi đang trải qua là kết quả may mắn được tạo ra bởi sự tích lũy công đức và là sự tịnh hóa những che chướng ở nhiều kiếp trong quá khứ.” Đó là đại hỷ lạc trong tâm Ngài.

Tôi cũng vui vẻ theo, nghĩ rằng : “Tuyệt vời thay ngài Lama đang đưa vào thực hành lời Phật dạy :

‘Hãy giữ gìn mãi mãi Pháp,
Cho dù phải trả giá bằng việc
Vượt qua tường lửa hay đi trên cánh đồng đầy lưỡi dao’.”

Đôi khi vị Lama không nhìn thấy, tôi khóc và nghĩ : “Vị thánh nhân này đang hấp hối ở một nơi mà nhân loại không được thấy hay nghe về Ngài.”

Chúng ta có thể học buông xả bám chấp qua thiền định và qua tu tập. Sau đó một khi những khó khăn thân xác quấy rốichúng ta sẽ cảm thấy ít nghiêm trọng, hay thậm chí biến mất hoàn toàn. Tất cả chúng ta biết rằng có một số người lại dễ dàng chịu đau đớn hành hạ hơn những người khác. Một số người không cần thuốc giảm đau (Novocaine) khi nha sĩ nhổ răng họ, trong lúc những người khác bắt đầu cảm thấy đau trước khi đến nha sĩ.

Chúng ta không nói đến thói bạo dâm ở đây, tìm kiếm đau đớn chỉ vì thích đau đớnTrái lạimục tiêu của chúng ta là phát triển một thái độ có thể chuyển đổi tác động và tri giác về đau khổ và đau đớn. Nếu chúng ta bị đau răng khiến tim hồi hộp và chưa thể gặp nha sĩ ngay được, chúng ta cố gắng buông xả tri giác về sự hồi hộp như là việc tiêu cực. Bằng cách không chú tâm nhiều quá hay lo nghĩ về nó, chúng ta tiếp nhận cơn đau ít nghiêm trọng hơn.

Tri giác thanh tịnh về đau khổ và đau đớn có nghĩa rằng chúng ta thực sự chào đón đau đớn như một cơ hội tích cực và cảm hứng để thực hành buông xả bản ngã. Ở một mức độ thiện xảo rất cao, có thể không những hiểu được đau khổ như một việc tích cực mà còn trực tiếp cảm nhận tất cả mọi sự việc đều là hỷ lạc – bao gồm phạm vi những kinh nghiệm từ những vui thích hàng ngày cho đến cái mà đa số người ta xếp loại là tiêu cực như cơn đau của thể xác.

Một người đã thành tựu sự hoàn thiện của mỗi một kinh nghiệm như là phúc lạc, ngay cả nếu họ có vẻ yếu đuối về thể xác, bị thương tổn, hay hư nát, vẫn có tâm thức an bình. Ngài Tsele Natshog Rangtrol nói về vị Đại Lama Zhang Rinpoche, một Đại Đạo Sư của phái Kagyu :

Vì Ngài Zhang Rinpoche đã hoàn thiện sự chứng ngộ và kinh nghiệm về “con đường của phương tiện thiện xảo”, tất cả mọi kinh nghiệm, như chân đau do gai đâm và đầu bị thương vì đụng phải đá, đều phát sinh trong Ngài sự hợp nhất tự nhiên sanh khởi của lạc và tánh không (sự rỗng rang).

Với phần lớn chúng ta, việc thực hành tri giác thanh tịnh phải có thời gian và nhẫn nại. Nhưng ngay cả nếu chúng ta không thành tựu được sự thực hành ở mức độ cao nhất, một thái độ tích cực sẽ cải thiện cuộc sống chúng ta và cho chúng ta đối phó nhẹ nhàng và hiệu quả hơn với mọi loại khó khăn.

Tuy nhiêncần phải mở rộng tâm chúng ta với những lợi ích của việc thực hành này trước khi chúng ta thật sự làm chín muồi chúng. Nhiều người trong chúng ta không thừa nhận tính thực tế của nó để nhìn mọi việc trong cuộc sống mình là tích cựcChúng ta nói : “Nó không đáng tinđời sống không phải như vậy” hay “Tôi không đủ mạnh hay không đủ tốt để cảm nhận theo cách này” hoặc “Một số hoàn cảnh thật quá khủng khiếp.”

Có vài điểm để ghi nhớ trong tâm trí. Thứ nhất, nhớ rằng vấn đề lớn là sự khăng khăng áp đặt những ý niệm của mình trên những kinh nghiệm mà trong bản tánh thật sự là rỗng rang. Ngày và đêm không xấu cũng không tốt, nhưng nếu chúng ta quyết định chỉ thích ban ngày và ghét ban đêm, bấy giờ ban đêm trở thành đáng ghét.

Thứ hai, chúng ta không nên tự đồng hóa mình với những phiền não và những kinh nghiệm xấu của chúng ta trong một cách thức bám chấp. Chúng ta vốn thực sự an bình và toàn thiện từ bên trong, cho dù có những đám mây che lấp thật tánh mình. Chúng ta phải cảm thấy tốt về mình và người khác, và hãy hạnh phúc với chính mình như mình đang là.

Cuối cùngchúng ta phải biết rằng, thực sự có thể cải thiện cuộc sống và quan điểm của chúng ta, để tìm ra hạnh phúc và an bình, đi từ tiêu cực đến tích cựcChúng ta có nhiều cách để làm điều này – mặt trí huệ, mặt tình cảm và mặt tâm linh. Mỗi một việc chúng ta kinh nghiệm đều có thể giúp chúng ta trên con đường chữa lành.

Trong Phật giáoBồ tát là một người giác ngộ, sống và giúp đỡ những người khác trong thế giới này với tất cả nỗi vui buồn của nó. Ngài Đại Bồ tát Văn Thù (Manjushri) có lần chỉ dạy một đệ tử khác, trước sự hiện diện của đức Phật, rằng bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể khơi nguồn năng lực chữa lành trong tâm mình. Đây là lời của Ngài Văn Thù nói trong Kinh Avatamsaka (Kinh Hoa Nghiêm) :

Khi một Bồ tát thấy chúng sanh có nhiều tình thương, Ngài nên nghĩ : “Mong cho tất cả chúng sanh có nhiều tình thương và sùng mộ pháp.” Khi một Bồ tát thấy chúng sanh có nhiều sự không thích, Ngài phải nghĩ : “Mong sao tất cả chúng sanh có cảm giác không thích đối với mọi hiện tượng quy định bởi nhân duyên để họ sẽ nỗ lực cho giải thoát.” Khi một Bồ tát thấy chúng sanh hạnh phúc, Ngài phải nghĩ : “Cầu cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc tột cùng bằng việc đạt được sự giàu có của đại hoan hỷ của Phật tánh.” Khi một Bồ tát thấy chúng sanh đau khổ, Ngài phải nghĩ : “Mong rằng sự đau khổ của tất cả chúng sanh được bình lặng bằng sự gieo trồng gốc trí huệ trong họ.”

Đức Tulku Thondup Rinpoche

Nguyên tác: Năng lực chữa lành của Tâm – Những thực tập đơn giản chữa lành bệnh thân để có sức khỏe và chữa lành bệnh tâm để giải thoát và giác ngộ