15542396_604563633079190_6597285218893771897_n

Ba khía cạnh chính của con đường dẫn đến giác ngộ

Quán tưởng sự thanh tẩy

Chúng ta sẽ bắt đầu một thời thiền ngắn để thanh tẩy tâm của chúng ta và dĩ nhiên để giúp chúng ta thu thập được những lời giảng dạy một cách tốt đẹp.

Mỗi người hãy ngồi theo thế ngồi thiền quen thuộc thoải mái của mình. Nếu quý vị cảm thấy ngồi trên ghế sẽ thoải mái hơn thì cứ ngồi. Việc quan trọng là làm sao kiểm soát, theo dõi được tâm. Ngồi thẳng lưng và cân bằng hai vai giúp cho sự kiểm soát này. Mắt nên mở một chút để ánh sáng vào được, nhưng đừng mở lớn quá sẽ bị quấy nhiễu. Nếu không buồn ngủ thì quý vị có thể nhắm mắt.

Chúng ta bắt đầu quán tưởng đến muôn vàn chúng sinh đang ngồi chung quanh chúng ta, cùng nhìn về phía trước. Họ cùng chia sẻ với chúng ta tất cả những ơn ích, tất cả những phước đức mà chúng ta có thể lãnh nhận được từ việc thiền thanh tẩy này. Tất cả chúng sinh đều mang hình dạng con người, chúng ta hãy tưởng tượng quang cảnh bao la bát ngát chung quanh chúng ta mọi người cũng đang ngồi thiền định.

Bây giờ, hãy quán tưởng trong con mắt của tâm, ở ngay trước mặt chúng ta, cách khoảng một cánh tay, ngang với đầu chúng ta, có một tòa mầu vàng rất lớn trang hoàng đầy châu báu. Sự quán tưởng này phải thật trong sáng, hãy tiếp tục quán tưởng một đóa sen trắng nở lớn ở giữa tòa này. Đóa sen thật rực rỡ trong sáng, không một khuyết điểm, trắng tuyết. Ngay trong hoa sen có vầng trăng và mặt trời, lồng vào nhau. Đức Phật Thích Ca ngồi trên đó. Ngài mặc tăng bào. Bàn tay phải của Ngài đặt trên đầu gối phải, ngón tay chạm vào hoa sen, bàn tay trái đặt trên lòng giữ bát khất thực. Dù quán tưởng đến Đức Phật Thích Ca hay quán tưởng đến bất cứ gì ngay cả một hạt nguyên tử li ti thì cái đó cũng phải thật trong sáng, là ánh sáng trong suốt.

Hãy nghĩ đến sự toàn giác, đại viên mãn của Đức Phật Thích Ca, Ngài hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh tuyệt đối, không một chút bợn nhơ, không nhị nguyên. Ngài là bậc toàn tri toàn trí, siêu tuyệt. Ngài là đấng toàn năng có thể hướng dẫn muôn loài chúng sinh thoát khỏi khổ đau và những phương pháp của Ngài sẽ dẫn dắt chúng sinh tu tập đến giác ngộ, thành phật. Lòng từ bi bao la của Ngài che chở muôn loài, cả chúng ta, để lập tức chấm dứt tất cả khổ đau.

Ngài hằng muốn chỉ cho chúng ta con đường thoát khổ, nhưng bổn phận của chúng ta là phải chuyển hướng tâm của chúng ta vào trí tuệ, vào từ bi và vào sức mạnh độ trì của Ngài. Vì thế, hãy quán tưởng càng trong sáng càng tốt, mỗi một người chúng ta hãy tự phát nguyện: “Con qui y Phật, đấng toàn năng toàn giác Thích Ca Mâu Ni; con qui y Pháp, trí bát nhã và những lời dạy bảo của Ngài; con qui y Tăng, là những người biết kiểm soát tâm của họ theo lời dạy của Ngài. Con qui y và hoàn toàn nương tựa nơi Tam Bảo cho đến khi đạt giác ngộ. Con kính xin Ngài độ trì con và muôn vàn chúng sinh. Cho tất cả chúng con nhận được sự chỉ dạy đúng trên con đường tu tập, từ vị đạo sư đến sự chứng đắc cuối cùng của giác ngộ.”

Bây giờ hãy quán tưởng ba chủng tử xuất hiện trên thân thể của Phật Thích Ca. Những chủng tử này có thể là những Tạng ngữ, Anh ngữ hay dưới dạng ngôn ngữ nào cũng được. Trên trán của Ngài xuất hiện chủng tử màu trắng OM, ở cổ của Ngài chủng tử màu đỏ AH, và ở ngực của Ngài chủng tử màu xanh HUM. Những chủng tử này cũng là ánh sáng rực chiếu thoát ra từ trí tuệ siêu tuyệt qua thân khẩu và ý của Phật. Từ những tia sáng trắng, đỏ và xanh của những chủng tử này chúng chiếu rọi khắp nơi và thâm nhập vào tất cả chúng sinh để thanh tẩy tất cả những ô trược nghiệp chướng của thân khẩu và ý của chúng sinh. Khi tia sáng trắng thâm nhập vào trán của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ rằng tất cả những vọng tưởng, tất cả những ô nhiễm và tất cả những xấu xa nghiệp chướng của thân xác chúng ta đang được tẩy rửa cho đến không còn một dấu vết nào nữa. Chúng hoàn toàn bị xóa bỏ. Cũng giống như vậy, những tia sáng đỏ và xanh thấm nhập vào cổ và tim của chúng ta, chúng thanh tẩy tất cả những ô nhiễm của những lời nói và tâm tưởng của chúng ta, để chúng ta thoát khỏi nghiệp ác. Trong tiến trình thanh tẩy này, chúng ta hãy kinh nghiệm, hãy chiêm nghiệm sự rỗng lặng của khổ đau và những tình trạng sai lầm của tâm và hãy cảm nghiệm những ô nhiễm tâm thần này đang bị tiêu diệt xóa bỏ toàn diện.

Trong khi những tia sáng thanh tẩy đang chiếu sáng từ sự quán tưởng Đức Phật Thích Ca, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện sau đây rồi tụng những câu mật chú, lặp lại càng nhiều lần càng tốt:

 Kính ly Đo sư, người sáng lp,

 Con đường thanh ty hoàn toàn ô nhim,

 Ngài là Pht, bc toàn giác

 Ngài là đng chiến thng,

 Là đng khôn ngoan ca dòng Thích ca —

 Con xin kính ly Thy và con xin qui y,

 Con kính xin Ngài nhn l vt ca con.

 Con kính xin Thy đ trì con.

 Tayatha om muni muni maha muniye svaha

Khi làm xong lễ quán tưởng thanh tẩy này, chúng ta hãy nghĩ rằng chúng ta đã nhận được sự độ trì và trí tuệ từ thân khẩu và ý thánh thiện của Đức Phật Thích Ca. Hãy cố gắng cảm nhận sự an lạc vô biên này bằng cả tâm hồn lẫn thể xác và hãy thường xuyên tập trung vào nó. Chúng ta đã thanh tẩy, bây giờ bằng cả tâm hồn và thể xác, chúng ta hãy ca hát trong niềm an lạc tự nhiên này. Với sự sửa soạn như vậy, chúng ta bắt đầu nghe những lời giảng dạy về Đạo Pháp.

Sự thực hành tâm linh tối cao

 Chúng ta đang đi vào một lãnh vực thực hành đặc biệt, có thể là hoàn toàn mới lạ với một số người. Có một vài sự kiện chúng ta chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ làm trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta đang tìm một phương pháp thực tế để giải quyết những vấn đề, những khó khăn của chúng ta, để từ đó chúng ta giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, nhưng phương pháp này hoàn toàn khác với những phương pháp mà chúng ta đã gặp trong quá khứ. Khả năng tốt nhất mà những phương pháp khác có thể mang lại cho chúng ta chỉ là trì hoãn sự khổ đau; còn tệ hại hơn, chúng lại hướng dẫn chúng ta, chúng lại đem chúng ta đến những bất mãn, những nỗi chán chường to lớn hơn. Ngược lại, ở đây chúng ta sẽ được dạy bảo, những lời dạy bảo này có khả năng tạo sự tự tin mãnh liệt trong mỗi người chúng ta, vô số lượng chúng sinh trong quá khứ đã đạt giác ngộ theo phương pháp này. Sự thật này chắc chắn cũng sẽ xảy ra cho thời đại của chúng ta và cho cả trong tương lai nữa. Đây là Đạo Pháp, đã được truyền dạy bởi những bậc toàn giác, bởi Phật Tổ.

Đạo Pháp không lừa dối chúng ta. Nó chính là liều thuốc giải độc, là liều thuốc hóa giải tất cả những sự lừa dối và tất cả những hiện tượng khổ đau đang diễn ra trong thế giới luân hồi này, thế giới này luôn luôn chỉ có đau khổ và lừa dối tiếp diễn. Tại sao chúng tiếp diễn như vậy? Chúng xuất hiện như thế nào? Nếu chúng ta không nhận diện được tính cách vô thường của chúng hoặc nếu không hiểu chúng xuất hiện như thế nào thì chúng ta chỉ biết nhắm mắt mà tin theo chúng thôi. Vì bị u mê say đắm trong sự xuất hiện của chúng nên chúng ta đã hoàn toàn đặt niềm tin của chúng ta vào những quan niệm, vào những ý niệm sai lầm của những đối tượng trong luân hồi. Từ đó chúng ta nhìn sự vật xuất hiện trong thế giới này không còn thật như chính chúng là mà đã bị méo mó theo những vọng tưởng của chúng ta rồi. Đây chính là những khuôn mẫu của tất cả những hành vi và thái độ của chúng ta đã được chất chứa từ muôn vàn kiếp cho đến ngày hôm nay. Chúng không là gì khác hơn là chỉ hướng dẫn chúng ta từ đau khổ này đến những đau khổ khác.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta thực hành không đều đặn, chỉ áp dụng khi có dịp hoặc lơ là thì phương pháp thực hành Đạo này cũng chẳng giúp gì được chúng ta, vì như chúng ta đã biết những thói quen đã hằn in dấu vết trong tâm thức của chúng ta từ nhiều kiếp rồi. Sẽ chẳng có một chút ơn phước nào, nếu có thì cũng chẳng tồn tại lâu được vì chúng ta chỉ áp dụng trong một vài năm hoặc chỉ trong những dịp đi nghe thuyết pháp. Chúng ta cần phải thực hành liên tục trong từng giây phút, ở bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào. Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy nguy hiểm, từ thiên nhiên và từ chính con người làm ra. Chẳng có gì là chắc chắn vững bền, ngay cả việc bảo vệ cái thân xác này. Vì thế chúng ta nên chuyển tất cả những gì chúng ta làm trong đời sống hàng ngày vào việc thực hành Đạo Pháp. Chúng ta không nên viết đầy trong tập ghi chép của chúng ta hay chất đầy vào tâm của chúng ta những gì gọi là thông minh của những lời dạy bảo. Thay vì thế, ngay lập tức, chúng ta hãy cố gắng dồn tất cả nỗ lực vào việc thực hành Đạo Pháp. Như vậy, ngay cả việc đang ngồi lắng nghe bài giảng bây giờ cũng trở thành hoạt động tinh túy của Đạo Pháp, mang lại thật nhiều ơn phước. Không cần phải cầu kỳ về vật chất hoặc tinh thần mới có thể thực hành tâm linh có kết quả.

Không thể lấy những lợi ích trần gian để đo lường ơn phước trong việc thực hành Đạo Pháp. Chúng ta có thể có những phần thưởng hoặc những lời khen ngợi trong những công việc đòi hỏi nhiều khả năng tài chánh cũng như sự mạo hiểm, nhưng những sự thành đạt này hoàn toàn không có nghĩa lý gì nếu so sánh với sự thực hành tâm linh. Nếu chúng ta có gom góp ngọc ngà châu báu trong cả vũ trụ này lại thì chúng ta cũng không thể mua được sự giác ngộ, sự giải thoát, thanh tẩy vọng tưởng, sự bình an thật trong tâm hồn, lòng từ bi, tâm bồ đề, tâm buông xả, không gì có thể mua được những ơn phước mà chúng ta có được từ sự thực hành Phật Pháp.

Đừng ngạc nhiên khi những giá trị vật chất không thể mang lại cho chúng ta những giải quyết rắc rối trần gian. Tại sao vậy? Tại vì nếu chúng ta có chất chứa, có thâu góp tất cả những gì chúng ta đã sở hữu trong kiếp này và trong muôn vàn kiếp trước vào một nơi thì cả cái vũ trụ này cũng quá nhỏ bé chật hẹp đối với chúng. Mặc dù chúng ta có giầu đến độ không thể tưởng tượng nổi thì cũng không thể mua được cái gì có thể thay thế khổ đau của chúng ta. Tâm của chúng ta cũng vẫn rối loạn, cũng vẫn loạn động, cũng vẫn đòi hỏi để rồi lại tạo ra nhiều đau khổ hơn nữa cho chính mình và cho những người khác.

Tuy nhiên, qua việc thực hành Đạo Pháp, chúng ta có khả năng đạt giác ngộ và có rất nhiều ơn phước hướng dẫn chúng ta đến sự giải thoát tối thượng. Chúng ta sẽ được mãn nguyện trong sự hiểu biết của chúng ta về tất cả các hiện tượng ở bên trong tâm của chúng ta cũng như tất cả những hiện tượng xảy ra ở bên ngoài. Hơn nữa, niềm an lạc của Đạo pháp sẽ không hề bị mất đi hay biến thành khổ đau. Nó mang lại hạnh phúc vĩnh cửu. Lạc thú của luân hồi và phúc lạc của Đạo Pháp hoàn toàn khác nhau. Đừng cố gắng đi tìm hạnh phúc ở những giá trị trong cõi luân hồi, vì không sớm thì muộn những giá trị này cũng tan biến mất. Hãy nhìn thẳng vào đời sống của mỗi người chúng ta, chúng ta sẽ tìm ra được rất nhiều bằng chứng cụ thể về sự thật này. Ngược lại, sự thực hành Đạo Pháp sẽ đem chúng ta đến giải thoát và giác ngộ, ngay khi bắt đầu thực hành chúng ta đã thấy những kết quả khác biệt rồi, niềm hạnh phúc này không bao giờ chấm dứt.

Vấn đề chính của chúng ta là chúng ta thiếu sự phân biệt và trí tuệ để hiểu rõ những gì kinh nghiệm của chúng ta dạy chúng ta về thực tính của những sự kiện xảy ra trong cõi luân hồi. Mặc dầu chúng ta biết những khoái lạc trần gian chỉ dẫn chúng ta đến bất mãn và bất mãn, nhưng chúng ta vẫn cố tình quên đi sự thật căn bản này và vẫn tiếp tục đuổi theo những ảo ảnh hạnh phúc. Trong chiều hướng đó, những hiện tượng trần gian sẽ lôi cuốn chúng ta vào cạm bẫy, và hơn thế nữa, chính chúng ta tình nguyện để bị bẫy.

Tinh túy của sự thực hành Đạo pháp là tỉnh thức trong từng hành động của chúng ta và học hỏi từng kinh nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta thường xuyên liên tục làm như vậy thì không có gì có thể đánh lừa, đánh bẫy được chúng ta và tâm của chúng ta sẽ an trú sâu trong an lạc, mặc dầu chúng ta đang sống trong thế giới của mê mờ vọng tưởng. Đây là con đường tích lũy ơn phước chẳng những cho kiếp này mà còn cho tất cả những kiếp trong tương lai nữa.

Phương pháp căn bản, phương pháp cốt tủy trong việc chuyển hóa tất cả những sinh hoạt hàng ngày vào những hoạt động Đạo Pháp là kiểm soát tất cả những động lực, những động năng thúc đẩy trong chúng ta. Hãy hiểu rằng tất cả những việc chúng ta làm đều mang lại ơn phước cho chính chúng ta và cho những người khác. Nếu có động năng thúc đẩy tốt thì bất cứ gì chúng ta thực hiện đều mang lại những kết quả tốt lành. Đây chính là sự hòa nhập trong thực tại. Sản phẩm của tâm không phải chỉ có đau khổ mà còn có cả hạnh phúc và giác ngộ nữa. Tất cả đều khởi phát ra từ tâm. Vì thế, nếu chúng ta điều khiển được động năng, thái độ đúng của tâm, thì bất cứ gì chúng ta làm đều có thể hướng dẫn chúng ta đến giải thoát, đến giác ngộ, đến đại lạc.

Thật quý giá khi được mang thân người

Vị đại đạo sư Tây Tạng Je Songkhapa, người đã đạt sự toàn tri trong giác ngộ, nói:

Trong cõi đời này,

Được làm thân người, tht quý giá thay,

Còn hơn c ngc ngà châu báu.

Thc là khó tìm vì nó d tàn phai,

Như ánh chp bay qua bu tri.

Nghĩ đến bn tính ca đi sng,

Đt được tinh túy là điu cn thiết,

Trong c đêm ln ngày.

Ta, mt yogi, đã thc hành như vy.

Còn ngươi, k mun được gii thoát,

Hãy c gng mà noi theo.

Chúng ta đã biết được mang thân người là một điều vô cùng quý giá, còn hơn cả ngọc ngà châu báu. Với thân xác này, chúng ta có trí thông minh và đầy đủ thời giờ để tu tập thành quả vị phật, giải thoát chúng ta khỏi luân hồi sinh tử và hưởng rất nhiều ơn phước mà không có gì có thể mua được, dù chúng ta là người giầu có nhất trần gian.

Được mang thân người thật qúy gía, không phải chỉ vì giá trị của nó mà chỉ vì nó quá hiếm hoi. Đại đạo sư Je Songkhapa nhấn mạnh điểm này bởi vì chúng ta chỉ có thể được một lần thôi, “trong thời hiện tại này.” Đây là một việc vô cùng khó khăn trong sự kết tập nghiệp quả để tạo nên một con người. Chắc chắn chúng ta đã phải tích tụ biết bao nhiêu thiện nghiệp nên mới được sinh ra làm người trong kiếp này, thật là khó khăn thay. Sống đạo hạnh trong thời đại này thật là khó khăn, lại càng khó khăn hơn nữa nếu phải ở trong những cõi thấp hơn, cõi mà chỉ có khổ đau. Ở cõi cao hơn thì còn có chút thời giờ để tạo thiện nghiệp, bởi vì họ còn biết lánh xa khoái lạc.

Còn nữa, chúng ta cần biết sự thật quan trọng là không phải bất cứ ai cũng được ơn phước này. Phải có rất nhiều điều kiện khác nhau trước kia mới tạo ra được hoàn cảnh dẫn đưa đến mục đích hôm nay. Những lời giảng dạy về Đạo Pháp đã thâm nhập vào xứ sở mà chúng ta đã sinh sống và chắc chắn phải có những vị đạo sư đã hướng dẫn chúng ta, đó là hoàn cảnh bên ngoài. Lý do ở nội tâm là chắc chắn chúng ta phải thích, phải ước muốn, phải quyết tâm tìm kiếm đạo và thực hành đạo. Thêm vào đó, chắc chắn chúng ta phải được tự do, phải có đủ điều kiện trong cả hai phương diện tinh thần lẫn thể xác để có thể học đạo và thực hành đạo. Nó đòi hỏi rất nhiều tinh thần đạo đức để cho tình trạng này có thể xảy ra được và cũng không chắc gì chúng ta có thể tạo thêm được nhiều thiện nghiệp nữa để có lại thân người. Vì thế, đạo sư Je Tsongkhapa khuyên chúng ta nên lợi dụng cơ hội cuối cùng, hiếm có và quí báu này.

Cơ hội hiếm được mang thân người này cũng rất dễ bị mất, nó đi nhanh như “ánh chớp ngang qua bầu trời.” Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, trước khi chúng ta đề cập đến nó. Nếu chúng ta nhìn vào chính chúng ta, có thể chúng ta thầm nghĩ mình sẽ còn sống lâu lắm. Nhưng biết đâu tử thần đã kề bên mặc dù một ngày chưa qua hết, trong khi niềm hy vọng sai lầm sống lâu trăm tuổi vẫn còn đang ôm ấp.

Ý niệm sai lầm này là một trong những trở ngại to lớn nhất ngăn cản sự tinh tấn trên con đường thực hành Đạo Pháp, bởi vì nó sẽ tạo ra sự lười biếng và trì hoãn. Vì tưởng rằng mình sẽ còn sống lâu nên không quyết tâm tu tập, không cố gắng thiền định và không chú tâm thực hành Đạo. “Tôi mệt quá, người uể oải quá, thôi để đến mai hãy thiền, làm gì mà vội… hãy đợi tuần sau đi, năm sau cũng chẳng sao mà!” Khi nghĩ như vậy, chúng ta đã tự đánh lừa mình và làm mất hết những gì đã học hỏi được.

Có lẽ tất cả chúng ta đã nghe những lời dạy bảo và đã làm quen với một số hướng dẫn về thiền định. Nếu chúng ta không thực sự áp dụng những sự hướng dẫn này vào thiền định thì chúng ta sẽ chẳng đón nhận được ơn ích nào cả. Ngày tháng sẽ đi qua mau, nhưng cơ hội thì không còn, rồi cũng chẳng chứng nghiệm được gì. Chúng ta lại tiếp tục sống với những thái độ tiêu cực quen thuộc của chúng ta, rồi cũng sẽ chẳng có một chút tinh tấn nào trên con đường tìm hiểu và thực hành Đạo Pháp. Như vậy, trước khi có thể nhận biết được nó thì chúng ta đã chẳng còn sống nữa. Chúng ta sẽ đánh mất một cơ hội hiếm hoi để thoát khỏi kiếp luân hồi mà ra đi trong niềm nuối tiếc và hối hận. Mặc dù có sống cả trăm năm mà không tinh tấn trong Đạo Pháp thì cũng uổng phí thôi, vì cái chết sẽ tới nhanh như ánh lửa lóe lên trong bầu trời.

Một khi chúng ta thiền định sâu xa về giá trị, về sự hiếm hoi và dễ tan vỡ của thân xác chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra được những hoạt động trần gian, những sinh hoạt trong kiếp luân hồi chẳng còn một chút giá trị nào, chúng chỉ giống như cái vỏ thóc mà thôi. Chúng ta càng thiền định về những sự kiện này, càng quán tưởng về cuộc đời riêng của chúng ta và những gì liên hệ đến nó, chúng ta càng nhận ra rằng phúc lạc chân thật chỉ có từ sự thực hành Đạo Pháp. Chúng ta chỉ có thể đạt giác ngộ khi chúng ta cố gắng chân thành chuyển hóa tâm ta.

Điểm này dẫn chúng ta trở về với câu hỏi động năng thúc đẩy. Nhờ kiểm soát được tâm, nhờ theo dõi từng lời nói và hành động của mình, chúng ta có thể tránh được những sinh hoạt tiêu cực mà chính nó có thể dẫn chúng ta đến những kiếp tái sinh thấp hơn, nhiều đau khổ hơn. Nhưng, như chúng ta đã hiểu, mặc dù chúng ta có sinh lại trong một kiếp may mắn hơn chúng ta cũng vẫn không giải quyết được những vấn đề của chúng ta. Có những kiếp sinh ra ít đau khổ hơn đau khổ của kiếp trước nhưng sự đau khổ của kiếp hiện tại cũng đủ bao trùm cả cuộc sống rồi. Do đó, nếu chúng ta muốn giải quyết toàn diện đau khổ, chúng ta cần phải tu tập hướng tới sự chấm dứt nguyên nhân phát sinh ra luân hồi.

Như vậy, động năng tu tập để thoát khỏi đau khổ một mình không phải là động năng thúc đẩy cao nhất. Vô lượng chúng sinh đang khát vọng niềm an lạc và kinh hãi khổ đau như chúng ta, họ cũng đang bị giam trong luân hồi. Nếu chúng ta chỉ nghĩ giải thoát một mình trong khi những người khác đang u mê và vô vọng, thiếu thầy chỉ dạy cho con đường chấm dứt khổ đau của họ thì sao? Do đó, động năng tu tập, động năng thực hành Đạo Pháp của chúng ta không thể thiếu lòng từ bi, chúng ta cần phát triển tâm bồ đề. Chúng ta tu tập để giác ngộ, chúng ta cần giải thoát chính mình đồng thời cũng phải phát triển tâm từ và trí tuệ để có đủ khả năng giúp đỡ những người khác . Như vậy, những hoạt đôïng như đến đây lắng nghe Đạo Pháp cũng có thể chuyển thành sự thực hành đạo một cách vô cùng hiệu quả nếu chúng ta hoàn thành với một tâm nguyện bồ đề. Phát khởi tâm từ là một điều kiện vô cùng cần thiết trong việc tinh tấn tu tập và tỉnh thức.

 Tâm Hoàn Toàn Buông Xả

Nếu phải đề cập đến tinh túy của Đạo Pháp thì chúng ta có thể thâu tóm vào ba lãnh vực, được gọi là ba nguyên lý căn bản của con đường dẫn đến giác ngộ. Đó là Tâm Hoàn Toàn Buông Xả, Tâm Bồ Đề và Quan Niệm Đúng về Tánh Không. Nói vắn gọn, chúng như là chất dầu đặc biệt đẩy phi thuyền của chúng ta thẳng tới mặt trăng toàn giác. Chúng ta sẽ tìm hiểu chúng trong phần còn lại của bài giảng này. Theo phương pháp này, có thể sẽ dễ hơn và nhanh hơn để chúng ta chiến thắng những tính tiêu cực mà chúng đã hành hạ chúng ta trong vô lượng kiếp. Đạo sư Je Tsongkhapa đã để lại một bài kệ vô cùng quí gía về ba nguyên lý này, tôi sẽ trình bày nó theo lối viết của ngài Kyabje Pabongka Rinpoche, một đại hành giả tu khổ hạnh Tây Tạng đã đạt ngọâ theo lối thiền mật tông Heruka Chakrasamvara.

Cánh cửa mở ra cho tất cả những con đường tâm linh, từ sự giải thoát cá nhân đến sự giác ngộ tối thượng, chính là tâm hoàn toàn buông xả. Như là một giấy thông hành, một sự chủng ngừa và một số tiền độ thân cần thiết cho một cuộc đi du lịch, muốn tinh tấn trong sự thực hành Đạo, tâm cần phải buông xả một cách toàn diện. Một thiền giả sẽ không đạt được một sự tiến bộ nào nếu không thực tâm buông xả tất cả. Mặc dù họ đang ở nơi tu tập, đang lắng nghe và đang nhận lãnh những lời dạy bảo về thiền định, nhưng họ cũng đang tiếp tục bị ràng buộc bởi những chướng ngại thầm kín của cả tinh thần và thể xác họ. Sở dĩ nói như vậy bởi vì họ đã không phát triển sức mạnh của tâm hoàn toàn buông xả. Cho tới khi nào sức mạnh của lòng thành tâm buông xả tăng lên, thì những chướng ngại ẩn náu sâu xa kia sẽ tự động sút giảm và kết quả của sự thiền định sẽ tới ngay. Lúc đó, tâm cũng tự điều chỉnh để mang lại sự tinh tấn.

Đức Phật Thích Ca đã tinh tấn trên con đường tu tập của Ngài bởi vì Ngài quyết tâm buông bỏ tất cả. Do đó, Ngài có thể thanh tẩy, tinh tiến vượt bực, có khả năng chuyển hóa muôn vàn chúng sinh, hướng dẫn họ sinh vào những cõi cao hơn, giải phóng họ và giúp họ đạt giác ngộ, cho đến ngày hôm nay. Cũng giống như vậy, đại thiền giả du già Tây Tạng MIlarepa đã từ bỏ tất cả để tu tập và Ngài đã hoàn toàn giác ngộ chỉ trong một kiếp.

Người ta thường nghĩ rằng phát triển tâm buông xả như vậy sẽ làm chúng ta bi quan và ngu dốt đi, nhưng hoàn toàn ngược lại, tất cả những vị thiền giả tinh tấn trên con đường thiền định đều kinh nghiệm được sự hạnh phúc chân thật và an lạc ngay trong cuộc sống trần gian này. Nếu chúng ta nghĩ rằng sự buông xả sẽ phá hủy sự hưởng thụ trong cuộc sống này thì chúng ta đã hiểu sai ý nghĩa của nó rồi. Khi một người thực sự phát triển tâm buông xả, họ sẽ có kinh nghiệm và thực chứng sâu xa về hạnh phúc và an lạc, cả tinh thần lẫn vật chất, niềm hạnh phúc của họ vượt xa những người chỉ biết quanh quẩn với những thú vui xa hoa vật chất mà không có thực chứng.

Chúng ta hãy thử nhìn sâu vào lãnh vực này xem sao. Một người sở hữu tài sản to lớn có thể nói rằng họ đang tận hưởng cuộc đời, như vậy họ không cần sống đạo, không cần Đạo Pháp. Họ nói như thế nhưng tâm của họ đang hờn giận ganh ghét, vô minh, kiêu mạn,…vân vân… Nếu đây là tất cả những gì họ tin tưởng, thì tại sao chúng ta lại bảo rằng họ đang khổ, còn nhà tu hành từ bỏ tất cả kia lại sung sướng hạnh phúc hơn họ? Câu trả lời là người đó đang đi tìm hạnh phúc và sự an toàn trong luân hồi, những thứ này đang làm họ mờ mắt, dù họ biết hay không biết, đau khổ rồi sẽ đến. Để tạm thời bảo vệ cái tâm trạng của mình, họ từ chối không nhận những điều bất mãn mà họ đang kinh qua. Hơn nữa, họ không có khả năng nhìn ra được vọng tưởng đang nằm trong vấn đề này. Vì thế, điều mà họ cho là đang hạnh phúc thực ra chỉ là sai lầm u mê, nói một cách rất thành thật, họ chẳng hạnh phúc chút nào. Ngược lại, thiền giả vượt qua được những chướng ngại trong tâm chính là nhờ sức mạnh của tâm buông xả, làm họ thoát khỏi những khổ đau của vọng tưởng mà tiến tới một đời sống vững chắc trong sự an lạc của cả thể chất lẫn tinh thần.

Những vấn đề vật chất đều phát khởi từ tinh thần. Còn nữa, chúng ta thường cho rằng nguyên nhân tạo ra đau khổ không phải là kết quả của lòng ganh tị và ham muốn, mà chỉ có những bệnh tật của thân xác mới đem lại khổ đau. Thực ra, nguyên nhân của cái đau phát xuất từ một tâm tiêu cực và đây chính là cái khổ của chính nó.

Thí dụ như lòng mê vọng kiêu mạn, khi bị nó ảnh hưởng chúng ta sẽ không còn yên ổn mà vô cùng bực bội. Chúng ta bị bơm phồng lên như một trái banh. Nếu kiểm điểm, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và sẽ nhận thấy nhiều hiện tượng xảy ra chung quanh mình, thân xác thì run lên tinh thần thì bấn loạn. Nếu chúng ta công nhận tình trạng “bất an” này là đau khổ thì chắc chắn chúng ta phải liệt kê kiêu mạn vào trong danh sách này.

Thật là dễ dàng để nhận ra rằng nóng giận cũng nằm trong danh sách của khổ đau. Chẳng có một chút thoải mái nào khi ở vào tình trạng này. Nóng giận gây ra đau tim, mất bình tĩnh và biết bao nhiêu hậu quả xấu xa khác cho tâm hồn. Nó chẳng mang lại một niềm hạnh phúc nào ngoài đau khổ.

Lòng tham lam là một loại mê vọng gây đau khổ khó nhận ra nhất. Đây cũng chính là một chướng ngại, một nguyên nhân mang lại đau khổ. Hãy tưởng tượng chúng ta đang ở trong một cửa tiệm, có một món hàng mà chúng ta rất thích thú, muốn có cho bằng được. Tâm của chúng ta liền bị khựng lại khi nhìn thấy món hàng đó, không thể không mua được, phải mua ngay. Mỗi khi ý tưởng này xuất hiện ra trong tâm của chúng ta, chúng ta cảm thấy có một cái gì đó thắt chặt tim ta hoặc như một lưỡi dao nhọn dí vào trái tim ta. Có thể chúng ta cho rằng đây là một thói quen rồi chấp nhận nó như một niềm hạnh phúc, nhưng nếu nhìn gần hơn, sâu hơn chúng ta sẽ thấy thực sự đây là một tình trạng bị gò bó, một sự thắt chặt.

Cũng như vậy, tất cả những phiền não tinh thần và những ảnh hưởng của nó đều mang lại khổ. Rất nhiều người trong chúng ta không nhận ra được những tâm trạng tiêu cực này là bệnh hoạn mà cứ tưởng rằng họ vẫn khỏe mạnh lắm. Chúng ta có thể hiểu được sự thật này qua sự sử dụng thuốc men. Nhiều khi chúng ta đi khám bệnh mà không có một lý do rõ rệt nào, nhưng bác sĩ lại phát giác ra chúng ta đang mang một chứng bệnh hiểm nghèo. Như vậy điều mà trước kia chúng ta nói rằng chúng ta chẳng có bệnh gì hết là sai lầm, nếu khôn ngoan thì chúng ta nên nghe theo lời bác sĩ mà chữa bệnh ngay. Do đó một người cho rằng họ không khổ, việc thực hành Đạo chỉ để dành cho những người thất bại hoặc những người bất mãn với thời cuộc, nếu họ tự kiểm điểm một cách sâu xa về những thái độ tự vệ này thì họ sẽ trở nên khôn ngoan hơn.

Một tâm hoàn toàn buông xả sẽ dẫn đến phúc lạc vì những nguyên nhân gây ra xáo trộn đã không còn hoạt động. Phát triển tâm buông xả không có nghĩa là đi sống biệt lập với xã hội và rời xa những sinh hoạt lợi lạc của nó. Nếu nó xảy ra như vậy thì chúng ta sẽ không còn khả năng và cơ hội để phát triển tâm buông xả nữa mà phải đợi cho đến khi nào rời khỏi xác thân này, vì thân xác cũng là một phần của thế giới vật chất. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta phải vất đi tất cả những tài sản của chúng ta. Trong một khía cạnh nào đó, tâm của chúng ta cũng là một tài sản, làm sao chúng ta có thể chạy trốn nó được? Vì thế, buông xả không phải là một hành động tách biệt, chia cắt hoặc lìa bỏ; nó không là một cái gì đó mà chúng ta có thể hoàn thành giống như làm xong một công việc. Đúng hơn, nó là một hoạt động của tâm.

Vậy thì tâm buông xả là gì? Đây chính là sự buông bỏ những nguyên nhân gây ra đau khổ, những sự buồn lòng tự chính nó. Mỗi khi chúng ta loại bỏ được những nguyên nhân này thì những khó khăn rắc rối không còn xảy ra một cách dễ dàng nữa – cho một cá nhân hay cho cả một cộng đồng xã hội — như vậy tham lam, giận dữ và kiêu mạn sẽ không còn làm gì được chúng ta. Chúng ta sẽ không còn bị rơi vào những vấn đề gây ra buồn phiền hay không buồn phiền, bởi vì những nguyên nhân của chúng đã bị loại bỏ.

Xin nhấn mạnh điều này, từ bỏ không có nghĩa là vất bỏ đi tất cả những thú vui trần gian mà chúng ta đang có. Đã có rất nhiều vị giác ngộ là những thương gia giầu có, vua chúa, vân…vân…Đây không phải là sự sở hữu của chúng ta mà chính là sự vô minh của chúng ta, tất cả những thái độ bám víu, níu kéo, dính mắc và nuối tiếc của chúng ta vào chúng cần phải buông bỏ (Một vị đạo sư nói: hãy thưởng thức tất cả những gì có trên đời này nhưng đừng bám víu vào bất cứ cái gì, đó là nguồn gốc của khổ đau và hạnh phúc. –Dg ). Mặc dầu trong hiện tại chúng ta không để ý, không thực tập trên thái độ này nhưng nếu chúng ta chỉ hiểu ý nghĩa thực sự buông bỏ là gì thì chúng ta cũng đã bớt được rất nhiều phiền muộn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự thực hành phát triển tâm buông xả thì chúng ta sẽ tiến rất xa trên con đường giải thoát. Chúng ta sẽ sử dụng những của cải của chúng ta một cách khôn ngoan hơn để không bị chúng hành hạ. Chúng ta sẽ biết cách đối trị những mâu thuẫn nội tại về ý nghĩa thật của sự buông xả, thấu suốt được toàn triệt những niềm tin nhảm nhí đã dẫn dắt chúng ta đến khổ đau, bất hạnh, yếu hèn như một kẻ ăn xin.

Buông Bỏ Đau Khổ

Không có một tâm hoàn toàn buông bỏ khổ đau thì không có cách nào thoát khỏi biển trầm luân. Chúng ta đã bị chới với trong biển này từ muôn vàn kiếp và sẽ tiếp tục chìm lặn trong đó nếu chúng ta không quyết tâm ngay từ bây giờ thoát ra khỏi nó. Với quyết tâm buông bỏ toàn diện như vậy sẽ tạo nền tảng vững chắc cho con đường giải thoát đến giác ngộ, đây chính là những lời dạy bảo trước kia về động năng thúc đẩy đến giác ngộ, đây cũng chính là một quan điểm đúng đắn về tính không.

Chúng ta không hy vọng phát triển được tâm buông xả nếu chúng ta không hiểu luân hồi là gì và đau khổ là gì. Nếu chúng ta không nhận thức được bản tính khổ đau của luân hồi thì chúng ta cũng không có một năng lực nào thúc đẩy chúng ta tìm con đường thoát khổ. Vì thế, chúng ta cứ mãi hoài ngụp lặn trong những thú vui tạm bợ, nhất thời, bị mù quáng và bị cột chặt vào bánh xe khổ đau và bất mãn. Chúng ta như những tên tù khờ dại chẳng hiểu biết gì về nhà tù khốn khổ khi so sánh với một đời sống thoải mái tự do, nên chẳng bao giờ tạo cơ hội mà trốn thoát. Do đó, thiền định trên bản tính của khổ đau là một việc làm vô cùng quan trọng nếu chúng ta muốn tìm kiếm và theo đuổi con đường giải thoát khỏi luân hồi.

Có rất nhiều người hiểu sai về luân hồi. Một số người nghĩ đó là một xứ sở, một nơi chốn, một căn nhà hay là một loại thức ăn …vân…vân. Vì hiểu lầm như vậy nên người ta nói rằng ở Tây Tạng có những người chuyên môn phục dịch cho những lạt ma cao cấp. Những người này ở với lạt ma cả đời, phục vụ ông ta và lo lắng tất cả mọi việc cho ông ta. Rồi một ngày nào đó họ thay quần đổi áo bằng một bộ cà sa tu hành.

Một thời gian ngắn sau họ được gửi đến một vị lạt ma khác. Lạt ma này nghĩ rằng chắc ông đã hiểu Đạo thâm sâu vì đã ở với cao tăng lâu lắm rồi. Lạt ma hỏi ông đã tinh tấn như thế nào trên đường tu tập. Ông trả lời: “Con đã thoát khỏi luân hồi.” Vị lạt ma có vẻ hài lòng và hỏi thêm làm sao mà ông ta đạt được điều đó. Ông trả lời: “Dễ thôi, con đã thay quần áo rồi!”

Đó là những kiểu hiểu lầm về luân hồi. Lại có những người khác, họ rời bỏ lối sống thường ngày để đi vào hang động và rừng sâu để tu, họ nghĩ rằng như vậy là đã trốn thoát khỏi luân hồi. Đây cũng là một hiểu lầm, dù có lên mặt trăng mà ở, chúng ta cũng vẫn ở trong luân hồi. Luân hồi không phải là một nơi chốn để mà chạy trốn, nó chính là tình trạng và thái độ của tâm chúng ta.

Luân hồi (samsara) là một danh từ tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là “chu kỳ, vòng tròn” hay “vòng hiện sinh.” Cho tới khi nào chúng ta chưa kiểm soát được vòng chết và tái sinh là chúng ta còn ở trong luân hồi. Ngay bây giờ, chúng ta đang du hành qua hình dạng con người. Khi đời sống này qua đi, tâm thức của chúng ta –hoặc, chính xác hơn, sự liên tục của năng lượng tinh thần—sẽ bay theo cơn gió nghiệp vào một đời sống khác mà không có quyền lựa chọn. Như vậy là nó lại cư trú vào một thân nghiệp khác. Và rồi đời sống này lại cũng sẽ chấm dứt, tâm thức của chúng ta lại ra đi không có quyền chọn lựa. Trừ khi chúng ta kiếm ra được một con đường để thoát nếu không tiến trình này sẽ liên tục tự lặp đi lặp lại không bao giờ chấm dứt.

Cái gì làm chúng ta lòng vòng trong bánh xe luân hồi? Đó chính là nghiệp lực được tạo ra bởi chính những hành động của chúng ta cộng với những vọng tưởng của chúng ta thúc đẩy chúng. Hai lực này cột chặt chúng ta vào những thân nghiệp khác nhau như những sợi dây cột tù nhân. Điều khác biệt là chính chúng ta tự trói chúng ta bằng những sợi dây nghiệp và vọng tưởng do chính chúng ta tạo ra, không có một ai khác trói chúng ta cả.

Cho tới khi nào chúng ta còn tiếp tục tái sinh vào một thân xác trong luân hồi thì chúng ta còn tiếp tục bị phiền não và bất mãn. Hãy thử nghĩ mà xem, tất cả những khó khăn, tất cả những vấn đề mà chúng ta găïp đều chỉ vì chúng ta mang cái hình thể hiện tại. Chúng ta phải cho nó ăn, phải cho nó mặc, chúng ta phải săn sóc nó rất cẩn thận thì mới mong nó được khỏe mạnh. Chúng ta phải làm việc cực nhọc để có tiền mà phục vụ nó, ngay cả việc phải có một căn nhà để giữ nó ấm. Sau một ngày làm việc cực khổ, tâm chúng ta bị mệt mỏi, chán chường vì thân xác của chúng ta rã rời và uể oải. Còn nữa, mặc dù chúng ta đã cố gắng hết sức bảo vệ nó, thân xác của chúng ta vẫn thường xuyên bị nhiễm trùng và bị thương. Măïc dù bị như vậy nhưng không một ai trong chúng ta muốn xa rời cái nguyên nhân bất an này, dường như không còn một con đường nào khác để trốn thoát nếu không có nó. Sự thiếu tự do chọn lựa này là một sự kiện rất tự nhiên của luân hồi.

Chúng ta không thể có tự do sau khi tự tử. Hành động điên cuồng này, sinh ra trong tuyệt vọng, chỉ để thay thế một thân xác bệnh hoạn khác mà thôi. Thay vì như thế, giống như một tù nhân cắt đứt sợi dây trói, chúng ta cũng phải cắt đứt nghiệp và những vọng tưởng của chúng ta. Chỉ có cách này mới giải thoát chúng ta khỏi luân hồi. Chỉ có sự hiểu biết sâu xa và sự kinh hãi khổ đau đã kinh nghiệm được trong những kiếp luân hồi mới tạo nên những động năng mãnh liệt để thúc đẩy chúng ta vượt thoát khỏi nó. Như vậy thiền định trên sự buông xả cần phải được đào sâu và phát triển thật nhiều, nhiều hơn nữa.

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải tìm hiểu càng sâu xa càng tốt. Trong mỗi một phút chúng ta tạo ra hàng trăm thứ nghiệp, và, tùy theo cường độ và sự lặp đi lặp lại của chúng, chúng có thể đẩy chúng ta vào rất nhiều loại hiện sinh khác nhau, rất nhiều hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau. Chỉ cần thận trọng để ý tâm của chúng ta mỗi khi nó nổi cơn nóng giận là chúng ta biết ngay cảnh địa ngục chúng ta thường tạo ra như thế nào. Nếu trong khi chết mà chúng ta mang một tâm trạng đầy u uất và trầm thống bởi những vọng tưởng thì thử hỏi cái thân xác nào sẽ thích hợp với những tâm thức u uẩn khổ đau đó? Chắc chắn nó sẽ không mang hình dạng con người!

Nói rộng hơn nữa, mặc dù với một nhãn quan hạn hẹp chúng ta cũng có thể nhìn thấy được rất nhiều đời sống khác ngoài con người, và cũng có rất nhiều hình dạng con người khác nhau trên trái đất này. Không ai có thể chứng minh được đau khổ của loài vật hay của một người bị bệnh tâm thần không ảnh hưởng đến chúng ta, chúng thực sự có ảnh hưởng đến chúng ta! Vì thế, một tâm buông xả toàn diện phải được bao trùm trên tất cả mọi cuộc sống, từ chỗ cao nhất đến nơi thấp nhất. Nhờ sự chuyên cần theo dõi trong thiền định, không những chúng ta có thể phát triển được tâm buông xả mà chúng ta còn phát triển được tâm từ bi đến tất cả những chúng sinh bất hạnh đang trầm luân trong khổ đau. Tâm từ bi đó rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt cho tiến trình tinh tấn tu tập của chúng ta.

Đức Phật Thích Ca đã dạy chúng ta có ba cõi thấp hơn cõi con người, mỗi một cõi đều do nghiệp cấu tạo ra những tình trạng tương ứng như vậy. Ba cõi đó là : cõi Địa Ngục, cõi của khổ đau; cõi Ngạ Quỷ, cõi của đói khát và cõi Súc Sinh, cõi của sợ hãi. Tùy theo nghiệp của từng cá nhân, những tình trạng khổ đau này sẽ được thị hiện ra trong mỗi một hoàn cảnh, nơi chốn vật chất và thân thể khác nhau, hay tác động trên tâm thức ở mức độ nông sâu khác nhau. Dù ở bất cứ trường hợp nào, những đau khổ này đều rất thật đối với những người đã tạo ra nghiệp đó để thực sự kinh nghiệm nó.

Nhờ thực hành tâm linh sâu vào những cõi giới bất hạnh này, chúng ta mới tạo ra được những động lực mạnh hầu buông bỏ những hành động tiêu cực dẫn chúng ta vào tái sinh. Nhờ nếm một chút khổ đau bây giờ trong thiền định, trong khi còn có cơ hội chuyển hóa ác nghiệp, còn hơn là cứ giữ mãi tình trạng khinh thường không sợ hãi cho đến một ngày phát giác ra mình đang bị sập bẫy. Khi đó thì quá trễ rồi, chẳng còn làm được gì nữa, chỉ còn chờ cơn thống khổ đến muôn đời.

Nếu chúng ta nghĩ được rằng những cõi khổ đau này là do nghiệp quả mà ra thì rất có thể chúng ta đã được hưởng nhiều ơn ích trong cuộc đời lắm rồi. Thí dụ, có thể chúng ta thường rất tự hào và có những hành vi ngạo mạn đối với những cái đáng lý ra chúng ta nên hạ mình xuống. Nhưng, nếu chúng ta hiểu được rằng những ngạo mạn đó sẽ dẫn chúng ta sinh vào một trong ba cõi thấp nói ở trên và nếu chúng ta có kinh nghiệm về khổ đau trong lúc thiền định thì tâm của chúng ta sẽ tự động thoát khỏi những tâm trạng khổ này. Biết rằng sợ hãi sẽ làm khổ tâm cũng đủ để chấm dứt việc tạo ra những nguyên nhân gây khổ đau khác, đây không phải là một điều xấu, không phải là một thái độ tiêu cực. Đó là một ơn ích, một việc rất có lợi. Nếu là thái độ tiêu cực nó sẽ dẫn đến khổ đau. Do đó, vì sợ tạo ra ác nghiệp nên sẽ dẫn đến việc quyết tâm chấm dứt khổ. Đây là một việc tốt, không xấu.

Ngài Shantideva (Thế Thân), một vị đại bồ tát người Ấn độ, đã dẫn chứng những ơn ích khi thiền về những cõi khổ như sau:

 K nào nh đến nhng kh đau mà bc bi

 K đó s hết kiêu căng.

 Khi khám phá ra s kh đau ca mình

 K đó cũng khám phá ra kh đau ca người khác.

 Đó là cơ hi cho lòng t bi khi phát.

Như vậy, những chúng sinh bình thường như chúng ta, là những người luôn luôn tạo ra nghiệp và không thể kiểm soát được vọng tưởng, thì thiền trên những khổ đau của ba cõi giới này là cách tốt nhất để chúng ta tu tập và phát triển tâm buông xả toàn diện.

 Sáu Nẻo Luân Hồi

Cõi tái sinh thấp nhất là cõi địa ngục, chúng sinh ở cảnh địa ngục. Chúng ta tạo ra nghiệp và kinh nghiệm được khổ đau qua nghiệp khi chúng ta cố tình gây khổ đau và thương tích cho người khác. Đánh nhau, chém giết nhau, hãm hiếp kẻ khác …vân vân… là những hành động không đạo đức, kết quả là sẽ tái sinh vào đây. Cõi địa ngục có thể rất nóng hoặc rất lạnh, tái sinh vào cõi giới này thường ở rất lâu dài. Mang một nghiệp này sẽ bị tái sinh vào địa ngục nóng có thể dài tới 9 tỷ năm! (nghĩa là cho tới khi nào hoàn toàn thanh tẩy hết nghiệp đó, nhưng chúng ta cũng nên biết rằng trong lúc chúng ta đang tẩy nghiệp này thì chúng ta cũng vẫn tạo thêm nghiệp, thí dụ chúng ta đang thanh tẩy khẩu nghiệp là không nói xấu người khác nhưng chúng ta cũng vẫn thường nói không đúng sự thật về người khác. Vì thế, nếu không tỉnh thức thì thời gian tái sinh có thể còn dài hơn 9 tỷ năm –Dg)

Rất đau đớn trong từng giây từng phút ở địa ngục. Có kẻ sẽ phải chiến đấu với kẻ thù do chính nghiệp tạo ra. Mỗi khi bị chết, họ sẽ hồi sinh lại để đánh nhau tiếp. Cái đau mà chúng ta cảm như hàng trăm mũi nhọn đâm vào da thịt chẳng có thể so sánh được với cái đau của những kẻ xấu số trong địa ngục.

Càng đi sâu vào địa ngục thì càng kinh nghiệm thêm đau khổ và cuộc tái sinh sẽ lại tăng lên gấp hai. Nơi thấp nhất trong địa ngục nóng là A-tỳ địa ngục, ở đây đau khổ triền miên, liên tục không ngừng, lửa thiêu đốt thân xác không bao giờ tắt, hết ngày này qua ngày khác, hết kiếp này qua kiếp kia.

Nếu vào địa ngục lạnh thì như trong ngục tối tăm bao bọc bởi đá băng. Chúng ta bị ép trong những dẫy núi đóng đầy băng tuyết. Khi những cơn bão tuyết tràn tới, nhiệt độ cứ giảm dần mà thân xác thì như bị vỡ tan ra từng mảnh. Nghiệp sẽ tạo ra những con trùng nhỏ chui rúc vào những nơi thịt da rạn nứt mà chúng ta không thể làm gì được, vì đang trong tình trạng đông cứng.

Còn có những cảnh diễn tả khủng khiếp hơn nữa nhưng chúng ta không thể nói ở đây. Có những cảnh khổ y như chúng ta cảm nhận được ở trong cõi loài người (Một người đang trong cảnh cùng cực cô đơn, với từng cơn ray rứt, buồn tủi, sợ hãi thì đâu có khác gì đang ở trong địa ngục lạnh –Dg). Rất nhiều cảnh khủng khiếp này đã được dịch sang Anh ngữ. Khi chúng ta đọc những cảnh này hoặc khi chúng ta thiền về những cõi giới này chúng ta không nên coi đó chỉ như là những cuốn sách truyện. Đức Phật Thích Ca đã dạy chúng ta về những cảnh giới này theo sự chứng ngộ của Ngài và do lòng từ bi của Ngài. Ngài đã nhìn thấy chúng sinh bị trầm luân trong những cảnh giới này và chỉ cho chúng ta cách thoát ra khỏi những nơi khủng khiếp đó. Nếu chúng ta coi những cảnh này như là những câu chuyện cổ tích mà không thay đổi lối suy nghĩ hoặc thay đổi những thái độ của chúng ta thì chúng ta đã bỏ qua một cơ hội hiếm có, một cơ hội quí báu để thoát khỏi khổ đau. Chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng lười biếng và bị lôi cuốn đến bất cứ nơi nào mà tâm của chúng ta bị cơn gió nghiệp thổi đi.

Cõi tiếp theo là cõi Ngạ qủy, ma đói, hồn ma vất vưởng cực kỳ đói khát. Chúng ta có thể cảm nhận sự đau khổ, sự dày vò của họ qua những hành động điên cuồng của mê vọng tham dục, khát khao, bủn xỉn và hà tiện. Trong cõi ngạ quỷ không phải chỉ bị đói khát mà còn bị lạnh lẽo, mệt mỏi, nóng bức và sợ hãi cùng cực nữa. Nói rộng ra, đây là cõi không bao giờ được thỏa mãn, không bao giờ được hài lòng với bất cứ gì mà họ mong muốn, ước vọng.

Ngạ quỷ lang thang hết năm này qua năm khác, hết kiếp này qua kiếp khác mà không bao giờ tìm được một giọt nước. Nếu nhìn thấy nước, khi tới gần thì nước lại biến mất. Từ xa họ nhìn thấy hồ nước trong xanh, mát mẻ, họ vội vã, họ hối hả chạy lại nhưng họ chỉ thấy bùn lầy và rác rưởi. Nếu may mắn tìm được một chút nước thì đó cũng chỉ là vọng tưởng, là ảo ảnh, uống vào thì nó lại là một chướng ngại. Miệng của họ nhỏ hơn con mắt của họ, bao tử của họ lớn hơn cổ của họ, cổ của họ bị thắt lại nên cái bụng to bao giờ cũng đói. Nước thì bị bốc hơi ngay tại cửa miệng hay nó biến thành nước độc trước khi vào bao tử.

Đời sống trong cõi này thường rất dài, nó được tính từng ngàn năm một. Nơi cư ngụ của họ trong lòng đất nhưng họ cũng đi lang thang trong cõi loài người và cõi súc sinh. Có những người nhìn thấy họ do duyên nghiệp nhưng hầu hết chúng ta không nhìn thấy họ. Tất cả chúng ta đã từng nhìn thấy những người có tính bủn xỉn, tham lam vô độ, nhưng thực sự chúng ta không biết họ thuộc cõi giới nào.

Cõi kế tiếp là cõi súc sinh (thế giới loài vật). Tái sinh vào cõi này là kết quả của bản tính súc vật mù quáng, bản năng trì độn tâm đóng kín mít. Nếu chúng ta phải sinh vào cõi này, chúng ta sẽ mất hết cơ hội để giúp đỡ chính mình, không còn khả năng học hỏi. Cả đời chỉ biết tạo thêm ác nghiệp và bị trầm luân trong đau khổ và sợ hãi. Nếu có người nào cố gắng dạy bảo chúng ta những điều tốt đẹp mong tẩy xoá đi những ác nghiệp thì chúng ta cũng chẳng biết gì cả chỉ biết gật đầu để xin ăn.

Hầu như đau khổ lớn nhất của loài thú là đói, khát và sợ hãi bị con thú khác lớn hơn ăn thịt. Thường thường, khi một con vật bắt được miếng mồi, nó cấu xé, nhai ngấu nghiến như sợ bị cướp mất, đôi mắt láo liên nhìn chung quanh sợ mình bị giết bởi con thú khác. Những con thú nuôi trong nhà được may mắn hơn không sợ con khác bắt như loài thú hoang nhưng lại bị chủ bắt làm những công việc nặng nhọc hoặc bị xiềng xích như một tù nhân. Thêm nữa, rất nhiều loài thú còn bị con người săn đuổi và bị giết, họ giết thú vật một cách tàn nhẫn không thương tiếc, còn dã man hơn là chính loài thú giết nhau. Chúng ta phải tưởng tượng mới nhìn ra được đau khổ của cõi điạ ngục và ngạ qủy nhưng những đau khổ của cõi súc sinh thì chúng ta đã nhìn thấy tận mắt của chúng ta thường ngày.

Đây chỉ là những diễn tả ngắn gọn về những cõi bất hạnh, khổ đau. Còn nữa, có ba cõi khác được coi là “may mắn” hơn, gọi như thế vì họ được hưởng một số lạc thú khác nhau trong luân hồi. Ba cõi này là: cõi con người; cõi thần hay A tu la và cõi trời, cõi thiên hay còn được gọi là cõi tiên, có tiên nam và tiên nữ. Nói chung, được sinh vào ba cõi này vì đã tạo được rất nhiều ơn phước. Tuy nhiên, vì được hình thành trong vô minh và do những động lực không thanh tịnh nên chúng ta vẫn bị nghiệp lực và vọng tưởng quăng chúng ta vào chốn luân hồi. Những đau khổ mà chúng ta cảm nhận trong những cõi giới này có thể vi tế hơn ở những cõi bất hạnh nói ở trên kia, nhưng cũng đủ làm chúng ta bất mãn, chán chường.

Cõi trời là cõi cao nhất trong sáu cõi luân hồi, cõi này được hưởng đầy phước lạc. Đây là những tòa lâu đài tráng lệ, lộng lẫy với đủ loại lạc thú. Nhưng vì đây là cõi lạc thú nên họ chỉ biết hưởng lạc mà không còn biết nghĩ đến chuyện tạo thêm phước đức cho chính mình. Tất cả thời giờ ở đây chỉ để dành cho những nghiệp quả tốt mà họ đã tạo được ở trong quá khứ nên khi chết họ chỉ còn lại những nghiệp quả xấu mang đi với họ, do đó, cuộc hành trình mới là đi vào những cõi thấp hơn.

Vào tuần cuối cùng trong cuộc đời của một vị tiên (cũng khoảng 350 năm ở trần thế) họ sẽ cảm thấy đau khổ hơn những chúng sinh ở cõi ngạ quỉ. Họ biết rằng họ sắp chết và họ cũng biết rằng họ sẽ phải sinh vào những cõi thấp hơn. Những người bạn của họ biết rằng họ sắp chết nên rời xa họ. Họ bị cô đơn, những đóa hoa tươi mát, óng ả đang từ từ ngục xuống, chờ chấm dứt một quãng đời vinh quang.

Cũng tương tự như vậy, ở cõi thần lúc nào cũng có chiến tranh, họ luôn luôn tranh giành lẫn nhau. Họ ganh tị với cõi trời, họ điên khùng vì ghen tương. Nhưng họ không thể thắng nổi cõi trời, họ không thể giết được thần tiên. Sự ganh tị tức tối của họ làm họ không lúc nào bình an mà hưởng phúc lạc của cuộc đời thành ra những cố gắng của họ chỉ mang lại những chán chường tái tê hơn nữa và hơn nữa.

Cuối cùng là cõi loài người. Chúng ta đã luận bàn nhiều về những khổ đau trong sinh lão bệnh tử của con người mà chúng ta đã gặp trong cuộc đời, chúng ta đã từng thích thú, vừa lòng, bất mãn và chán chường tái tê với cuộc đời. Hơn nữa, trong từng kinh nghiệm về khổ đau của năm cõi kia đều tìm thấy ở nơi con người. Còn rất nhiều đau khổ khác đã không được nhắc tới, chúng ta không có đủ thời giờ để bàn lun v tt c mi th kh đau mà chúng ta đã tri qua hay chưa gp phi.

Mt trong nhng cái làm cho con người đau kh nht mà chúng ta đã không nhc đến đó chính là s s hu, s hy vng hão huyn (vng tưởng), hc thc và nht là tình trng hin ti ca chúng ta. Chúng ta đã tn biết bao nhiêu thi gi và công lao đ có được nhng cái tt đp, nhưng có gì bo đm nhng cái đó không tàn phai hoc chúng ta s không bao gi mt chúng. Mt s tht hin nhiên mà chc chn ai cũng biết là nhng cái này không tn ti mãi mãi, chúng vô thường, chúng luôn luôn thay đi và chúng s hư nát.

Chúng ta không nên đ chính chúng ta b la bp bi nhng th hp dn, chúng quyến rũ chúng ta vào vòng luân hi như nhng tài sn, thân xác và nhng vui thú trn gian ca chúng ta. Nhng vn đ, nhng rc ri không nm trong s thưởng thc, trong s s dng nhng đ vt khi chúng ta s hu chúng, nhưng chính là s bám víu, chính là s khao khát, chính là nhng vướng víu gn bó vào chúng. Chúng ta nên nh rng chúng ta đã tng s hu c mt tri ham mun trong nhng kiếp trước nhưng có cái nào giúp tâm chúng ta gii thoát khi kh đau không? Không! Chng có cái nào c. Chúng ta vn trm luân trong luân hi hết kiếp này qua kiếp khác mà chng nhìn thy mt li đi ra.

Trong c sáu no luân hi, chúng ta đã tng b kh đau vì phi ri b thân xác ca chúng ta nhiu ln. Đây là bng chng ca vô thường. Đ hiu được nhng ý tưởng khó khăn này, chúng ta cn phi tưởng tượng ra rt nhiu, càng nhiu càng hay, gia ph ca chúng ta – đó là cha m chúng ta và cha m ca nhng người khác, …vv… Bao nhiêu người mà chúng ta có th tưởng tượng được là by nhiu đi mà chúng ta đã tri qua. Đó cũng chính là cách mà t tiên ca chúng ta đã sinh ra, sng mt thi gian, ri chết, ri chúng ta li sinh ra, li sinh ra, ri li ri b thân xác, ri li đu thai …

ngay trong nhng khong thi gian ngn ca mt đi, chúng ta cũng kinh qua, cũng to ra biết bao nghip. Chúng ta có th là mt người tm thường, mt tng thng hay mt v vua trong mt thi ri b bt, b cm tù vì chính tr. Thí d, Tây Tng, có nhng người giu h c tưởng là h s giu mãi mãi, nhưng ch mt thi gian ngn, h mt tt c tài sn, có khi còn mt c mng sng.

Có lúc chúng ta bun kh vì cô đơn. Mc dù chúng ta có rt nhiu bn bè, rt nhiu người thân, nhưng chúng ta luôn luôn phi đi din vi nhng cơn khng hong, vi nhng ni tuyt vng ca cuc đi mt mình. Chúng ta sinh ra ri chết đi mà chng có ai chia s được vi chúng ta nhng ni nim riêng tư su kh và lo lng. C như thế, chúng ta đi vào sáu no luân hi đy kh đau. Đây không phi vì bi quan hay vì tin vào s mnh khi chúng ta nói v kh, mà đây chính là s tht. Tt hơn, chúng ta hãy trc tiếp đi din vi nhng vn đ mt cách thng thn và t đó tìm ra mt con đường gii thoát hơn là c chy trn nó, c ln tránh thc ti đ ri c phi tiếp tc kh đau.

Cn phi nhn mnh là không có mt nghip qu nào trong luân hi mà không có nguyên nhân. Chúng không th xut hin nếu không có người này, vt kia to ra, chúng cũng không th t hin din. Chính chúng ta đã to ra nhng nguyên nhân và hoàn cnh cho nhng đau kh xy ra qua thân (hành đng), khu (li nói) và ý (tư tưởng) ca chúng ta. Nghip ca chúng ta thay đi theo tng cõi luân hi. Không có mt khoái lc nào hay mt kh đau nào trong luân hi tn ti mãi mãi. Chúng tùy thuc vào thái đ ca chúng ta, chúng thay đi theo thái đ tinh thn ca chúng ta. Tuy nhiên, nhng hành đng không đo đc mang li kh đau và nhng hành đng đo đc mang li hnh phúc thì luôn luôn hin din. Vì thế, chúng ta cn phi tránh nhng hành đng không có đo đc và luôn luôn thc hin nhng hành đng đo đc càng nhiu càng tt.

Chúng ta không th phá hy bánh xe luân hi nếu chúng ta không nhn din được tt c khoái lc ch là hình bóng khác ca kh đau. Và chúng ta không th có được nhn xét này nếu chúng ta không phát trin lòng kinh hãi luân hi và đc bit là nhng bt hnh ca tng cõi trong sáu cõi. Chúng ta phi hiu thu sut điu này, nếu chúng ta đ b lôi cun vào nhng vng tưởng thì hu qu là chúng ta s b mang nghip rt nng trong kh đau, bây gi và c trong tương lai. Tr ngi mnh nht ngăn cn chúng ta không cho chúng ta nhn ra được s tht là chúng ta c chy theo nhng khoái lc ca luân hi, ca trn gian. S bám víu cũng ging như cht du, rt khó mà ty được du khi nó đã thm vào giy. Bi bm đt cát đã hòa tan trong du nên nó càng làm cho giy dơ bn hơn na. Ging như vy, chính s bám víu đã làm ô nhim tâm ta, nó càng làm tâm ta d ln sâu vào vng tưởng. Cách tt nht đ chúng ta có th thoát khi nhng vng tưởng là luôn luôn nh đến nhng kh đau ca luân hi đ chúng ta phát trin tâm buông x, tâm t b nhng nguyên nhân ca kh đau.

Nếu chúng ta s b ô nhim bi tham sân si như s b la thiêu đt thì chúng ta mi có th bo v chúng ta khi him nguy. Trong nhng cao c người ta gn nhng bình cha la, ti sao người ta li gn nhng bình cha la đó? Ch vì h s s tàn phá ca la, ch vì h hiu la nguy him như thế nào. Chính vì s hiu biết này mà chúng ta tránh được nguy him, chính vì s hiu biết này mà chúng ta biết cách bo v đi sng hàng ngày ca chúng ta. Cũng ging như vy, vì s kh đau và t b nhng nguyên nhân to ra kh đau nên chúng ta mi biết s dng thân người quý báu này mt cách tt nht.

Hãy tưởng tượng có hai người đang ăn kem. Mt người, tâm chưa được hun luyn, h ăn ngu nghiến, ăn vi vàng và thèm khát. Hu như mi mt ln cn mt miếng kem, mi mt ln nut kem vào c hng h đu đ li du n ca nghip. Vì tâm đy p nhng thèm mun, ao ước, chán, khen chê, bt mãn… nên người này đã không còn biết thưởng thc nhng mùi v thơm ngon ca cht kem. Ngược li, người bn ca anh ta đã có mt chút kinh nghim thin đnh v bn tính ca kh trong nhng thú vui ca luân hi nên anh ta ăn mt cách t tn, thoi mái. Anh ta không đ cho s thèm khát, tham ăn khi lên trong s thưởng thc ly kem ca anh ta. Do đó tâm anh không b ràng buc bi nhng vng tưởng, ô nhim, anh còn có th chuyn hóa nhng sinh hot đơn gin này vào s thc hành Đo Pháp. Vì thế anh ta có th kinh nghim được cái gì là nhng thú vui nht thi và cái gì là nhng nim hnh phúc trường cu mà anh bn ca anh ta thường khen chê và bt mãn. Thí d này cho chúng ta biết, tâm buông x mang li cho chúng ta s thưởng thc tht s, ngay c trong đi sng thường ngày ca luân hi ch không cn phi thoát khi luân hi.

 

Chúng ta to ra luân hi như thế nào

Chúng ta đã biết chúng ta b trôi lăn vào nhng no luân hi là do nghip lc và do nhng vng tưởng ca chúng ta. Và chúng ta cũng đã được ch dy khi chúng ta tiếp xúc vi nhng loi ô nhim khác nhau, khi b nh hưởng bi nhng loi ô nhim khác nhau thì nghip được cu to do nhng nguyên nhân nào? Ti đây chúng ta có th chia s vi nhau mt chút v con đường chuyn tiếp chúng ta t kiếp này qua kiếp khác như thế nào.

Đây là mt chui duyên khi ca 12 nhân duyên : (1) vô minh, ignorance, (2) hành, karmic formations, compositional action (3) thc, consciousness, (4) danh sc, name and form, (5) lc nhp, the six sense faculties, the six sense spheres (6) xúc, contact, impression (7) th, feeling, (8) ái, craving, attachment (9) th, grasping, (10) hu, becoming, existence (11) sinh, birth, (12) lão và t, aging and death. Ngài Long Th, mt đi ging sư v nhng li dạy bo ca Đc Pht Thích Ca, nói rng:

 Trong 12 nguyên nhân

 Có 3 nguyên nhân là vng tưởng

 Có 2 nguyên nhân là hành đng

 Còn li 7 là nhng kết qu.

Ba nhân vng tưởng là (1) vô minh, (8) ái và (9) th. Hai nhân hành đng là (2) hành và (10) hu. Còn li 7 nhân là nhng kết qu đã kinh nghim được đ mang sang nhng kiếp sau.

Chui duyên khi cho chúng ta biết tiến trình phát sinh t mt tình trng đau kh này qua mt tình trng đau kh khác, như vy nó không th hoàn tt được trong mt đi mà phi cn đến hai hay ba đi. Thí d, trong đi hin ti chúng ta là mt người, chúng ta có th gii thích tiến trình này như sau: trong đi quá kh, dưới s nh hưởng ca (1) vô minh, vì không biết chân tính ca thc ti, vì không hiu thc tính ca s vt nên chúng ta đã thc hin rt nhiu hành đng qua thân khu và ý, nhng hành đng này (2) to thành nghip – gieo ht ging – trong (3) tâm thc ca chúng ta. Trong nhng hành đng này có nhng hành đng tt to ra nghip tt đ chúng ta được sinh ra làm người. Do đó, có nhng lúc trong đi đu tiên này (quá kh) chúng ta đã hoàn tt mt vng tưởng, mt hành đng và mt phn nào kết qu. Chúng ta nói “mt phn nào” bi vì tâm thc ca chúng ta liên kết c hai phn: nguyên nhân và hu quả. Trong thí d này, phn đu là tâm ca chúng ta trong đi quá kh nhn du n ca nghip lc trong khi phn sau là tâm ca chúng ta b ling vào s tái sinh, vào s đu thai mi.

Khi kiếp trước đi đến ch kết thúc thì chúng ta đã kinh nghim, đã kinh qua, đã mang trong tâm nhiu s bt toàn và rt s chết. Vì (8) luyến ái và (9) chp th c thân xác ln nhng vt s hu nên chúng ta mun mang chúng qua thân xác mi đ thay thế cái thân đang b tiêu hy (chết), như vy là chúng ta đang có (10) hu mt hành đng to tác đ tr thành, lc này hướng dn chúng ta đu thai vào cuc đi mi. Do đó trong lúc chết, chúng ta đã hoàn thành hai điu vng tưởng (luyến ái và chp th) và mt hành đng (hu), s kin này đánh thc nhng nhân nghip lc đ đu thai vào cõi loài người.

Còn li 7 chui nhân duyên kia s xảy ra trong đi hin ti. (3) Thc qu (resulting consciousness) ca chúng ta được nhn đnh ra trong t cung ca người m, nơi mà nó kết hp vi tinh cha (sperm) và huyết m (egg). S liên kết phôi thai này là thi kỳ ca (4) danh sc – “danh” là nhng kh năng khác nhau ca thc còn “sc” là trng ca người m đã nhim sc th ca tinh cha – đây (5) lc nhp được phát trin khi nó (6) tiếp xúc vi nhng đi tượng tương ng như (7) th, cm thy d chu, khó chu hay cm thy khác nhau gia nhng đi tượng. Tt c mi s kin đu xy ra đây ngay lúc mà ý nim (11) sinh được liên kết vi kiếp này. T đây tr đi, chúng ta bt đu ln lên, già đi theo nhng s thay đi và kh đau như đã trình bày trên. Vy, chui nhân duyên (12) lão và chết đã được hoàn tt, tt c còn li ch là đi ngày ra đi (chết).

Tiến trình này có th phi cn ti ba kiếp mi hoàn tt được, phi cn nhiu năm mi nhn ra được s can thip gia hai nhân duyên đu. Nên hiu rng chúng ta đang to nghip ngay trong lúc này. Nó có th là mt nhân đc nhưng được hoàn thành trong (1) vô minh ca chính s kin, thí d như ý-thc-tôi quá mnh hay chp tôi quá mnh. S vô minh này đang cy (2) nghip hành vào (3) tâm thc ca chúng ta đ chúng ta đu thai vào cõi thn.

Có khi trong lúc chết nghip đu thai vào cõi thn không đ mnh nên li phi đu thai làm con chó vì nghip phi sinh làm chó mt lúc nào đó mnh hơn. Do đó (8) nhân luyến ái,(9) chp th và (10) tr thành đáng l s hp tác làm vic trong lúc chết thì li phi nhường cho mt nhân duyên mnh khác. Tuy nhiên, nghip đ đu thai vào cõi thn vn còn đó, không mt đi. Nó vn còn nm trong tâm thc ca chúng ta nhưng đã không được kích đng mà phi đi đến mt ln đu thai khác. ngay kiếp làm chó, by chui nhân duyên còn li s li nhp vào con chó. Tuy nhiên, nghip đu thai vào cõi thn s đến, ba nhân cùng làm vic trong lúc chết và by nhân li nhp vào trong kiếp kế tiếp, li din tiến như đã nói trên.

Đây ch là s ging gii vn tt v din tiến ca s đu thai mà thôi, nhưng cũng khá đ đ chúng ta có th hiu được nhng chui nhân duyên đã tác đng và liên tc tác đng trong s vô minh ca chúng ta như thế nào. Khi chúng ta gieo ht ging trong mt cánh đng, có nhng cây đã ln mnh hơn chúng ta nghĩ. Tương t như vy, có nhng ht “nghip” rt nh mà chúng ta đã gieo trong tâm ca chúng ta li sn xut ra nhng kh đau to ln hơn c nhân ca nó. Trong tng giây phút ca cuc đi t muôn vàn kiếp, chúng ta đã b nh hưởng, đã b điu đng bi rt nhiu vng tưởng ln và nh. Vì thế chúng ta đã huân tp, đã to ra biết bao nhiêu nghip đ phi đu thai vào hết cõi đau kh này đến cõi đau kh khác. Chúng ta đã to ra ba nhân duyên đu (vô minh, hành, thc) ca vô tn chui nhân duyên, tr khi chúng ta biết rèn luyn (ý chí) tâm chúng ta, ý thc trong tng hành vi ca chúng ta và gii tr vô minh, nếu không chúng ta c b chúng kéo vào luân hi hết kiếp này qua kiếp khác. Tâm chúng ta như mt toa xe la cha hàng hóa, c b lôi đi t ch này đến ch khác, t đi này qua đi khác đ cht cha thêm nhng kin “nghip” mà mt ngày nào đó hàng được giao và được tr.

Luân hi là mt nhà tù mà chính chúng ta đã to ra, chúng ta b nht trong nhng bc tường kiên c là do chính s vô minh và u ti ca chúng ta. Chúng ta phá được mt mt xích trong 12 nhân duyên, trèo qua được mt ca i thì cũng vn còn b bao vây bi rt nhiu bc tường khác. Luân hi không th t chm dt. Chúng ta không có mt chút hy vng nào vượt thoát khi luân hi trong khi c to thêm nghip. Chúng ta ch có th chiến thng và được gii thoát nếu chúng ta quyết tâm phá tan tn gc nguyên nhân ca duyên khi là s vô minh ca chúng ta v bn tính ca s tht.

Như chúng ta đã đ cp trước kia, vic phát trin mt tâm hoàn toàn buông x tùy thuc vào s nhn đnh ca chúng ta v s thm nhp toàn din ca đau kh. Kh đau vì có mt thân xác thiếu kim soát và đy ô nhim, có mt thân xác là có đau kh. Chúng ta không nên nghĩ rng vì chúng ta đã sinh ra và vì chúng ta có mt đi sng không tin nghi. Như đã trình bày trên v 12 duyên khi, thì đây chính là tiến trình đu thai cùng vi đau kh. Tâm thc ca chúng ta nhn du n ca nghip lc ri chính nghip lc này đy tâm thc đi đu thai vào tương lai trong mt tình trng đy bt mãn và khó khăn. Chúng ta nói chúng sinh trong luân hi có mt thân xác đy ô nhim và di trá bi vì tâm thc b đy vào thân xác mt cách min cưỡng, chính nghip lc và vng tưởng đã lôi thn thc vào đó.

Càng sm đi vào đi thì càng mau bt đu đi đến cái chết. Có nhng chúng sinh đã chết ngay trong bng m ch mt thi gian rt ngn. Cũng có nhng người trong chúng ta đã sng lâu hơn, to thêm được mt s giây phút. Nhưng thc ra thêm được giây phút nào thì cũng chính là gn s chết giây phút đó. Chúng ta ging ht như nhng con cu b dn vào lò sát sinh. Bước thêm mt bước là gn s chết thêm mt bước.

Nếu chúng ta hc đ nhìn thy đau kh ca tt c các cnh gii thì chúng ta s chng còn dám bám víu, luyến tiếc vào nhng li lc ca trn gian. Đy là điu vô cùng quan trng, vì nó s m đường cho chúng ta phát trin nhng quan đim tht đúng đn v tính không, đ ct đt tn gc r ca luân hi và tìm đường gii thoát. Cho dù chúng ta không tiến được xa trên con đường này nhưng vi tâm buông x toàn trit như vy cũng vô cùng hu ích cho giây phút đi din vi s chết. Bi vì chúng ta đã thin đnh nhiu v s chết nên chúng ta đã có rt nhiu tư tưởng tt, nhiu kinh nghim mà s không còn lm ln và s hãi. Chúng ta cũng không còn bám víu vào luân hi nên chúng ta cũng không còn luyến ái, chp th mt cuc đu thai mi. Vì thế, chúng ta s không còn phi đu thai vào ba cõi thp hoc bt kỳ cõi nào trong luân hi. Nếu chúng ta biết kim soát tâm và tránh khơi dy bt c mt s bám víu nào hoc bt c mt s ganh ghét sân hn nào thì chúng ta s được sinh vào cõi tnh đ mà không phi đu thai vào bt kỳ mt thân xác ô nhim nào. đó chúng ta s không còn mt tr ngi nào cho mc đích tu tp tiến đến giác ng, gii thoát (vào cõi tnh đ cũng vn còn phi tu tp tiếp thì mi gii thoát được – Dg)

Vy có du hiu nào cho chúng ta biết là chúng ta đã phát trin được s buông x tht? Đo sư Je Tsongkhapa nói:

 Nơi nào không còn thích thú và bám víu

 Cho dù ch là mt giây bám vào lc thú ca luân hi,

 Và hng khi tâm mong cu gii thoát

 Trong c ngày ln đêm —-

 K nào đã phát trin tâm thc này

 K đó đã tinh tiến trên con đường buông x hoàn toàn.

 

 

 

S li ích ca đng năng giác ng

Đ nói lên s tương quan gia phn đã trình bày trên và nhng điu s trình bày dưới này, đo sư Je Tsongkhapa nói:

 Tâm hoàn toàn buông x

 Mà không có đng năng giác ng ca tâm b đ

 Thì không th tr thành nhân (nguyên)

 Cho con đường hnh phúc toàn din, toàn giác.

Như ngài nói, nếu chúng ta mun đt ti ti thượng qu v pht thì tâm buông x toàn trit ca chúng ta phi đi qua con đường ca tâm b đ, đây chính là đng năng thúc đy ti giác ng là đ li lc cho tt c muôn loài chúng sinh. Có nhng người li tin mt cách mù quáng là h có th thc hành tâm b đ mà không cn buông x. Đây là mt s lm ln to ln, điu này không th có được. Có th h đã nghĩ rng tâm b đ là mt cách thc hành an lc mà không cn phi t b cái gì, trong khi đó buông x nghe như quá khó khăn, nghiêm khc và gian kh. Ngược li, nó không hoàn toàn như vy. Phát trin tâm b đ s giúp rt nhiu trong vic chuyn hóa, thăng tiến và tinh tn ca thin đnh. Thc ra vn đ này không đơn gin nếu ch nghĩ mà thôi.

Li ích ca tâm b đ tht là vĩ đi, nó có th hóa gii bt c tr ngi nào. Đây chính là cánh ca dn vào Đi tha mà bt c mt người nào mun phát trin và thc hành nó đu xng đáng được gi là con ca Pht. Nếu chúng ta có tâm b đ thúc đy, chúng ta s vượt qua trong chiến thng, vượt qua c các v A La Hán, đây là nhng v đã tu tp gii thoát khi luân hi nhưng chưa hoàn toàn đt giác ng. Nhng v A La Hán này có th đã có nhng quyn lc tâm linh mãnh lit hoc đã đt nhng thành qu vĩ đi nhưng k nào có tâm b đ – TÂM B Đ – s vượt xa h trong tm lòng phng s và t bi.

Ơn phước to ln ca b đ tâm s xut hin khi chúng ta tht tâm thc hành Đo Pháp. Mi mt hành đng tâm linh mà chúng ta thc hin đu mang li hiu qu và sc mnh nếu chúng ta hoàn thành vi s thúc đy ca giác ng, ca đng lc giác ng. Thí d, đưa thc ăn cho mt con chó, nếu đưa cho nó vi mt tm lòng yêu thương (tâm b đ) chúng ta s nhn được s an lành còn hơn là tng bo vt cho mt người mà không có mt chút thành tht yêu thương nào. Như vy, vt cho t nó không quan trng, cách cho quan trng hơn, cách chúng ta thc hành đo nói lên s tinh tn ca chúng ta trên con đường tu tp. Nói cách khác, thái đ ca chúng ta, tâm trng ca chúng ta quan trng hơn bt c s vt nào khác. Do đó, tâm b đ là mt s thúc đy vĩ đi nht, nó thánh hóa tt c nhng hành đng ca chúng ta, nó m tâm chúng ta bao la hơn là lòng ích k ca chúng ta.

Nếu chúng ta có mt tm lòng v tha, luôn luôn nghĩ đến người khác, mc dù chưa phát trin được tâm b đ, thì đây cũng là đng năng rt tt hướng dn chúng ta trên con đường thc hành Đo Pháp. Do đó, bt c chúng ta làm vic gì như giúp người, tng kinh, thp hương, ăn, nói chuyn, buôn bán…—bt c vic gì cũng có th tr thành tinh túy trong vic thc hành Đo, nếu chúng ta hướng đến giác ng là vì li ích cho tt c muôn loài chúng sinh.

Nghip lc xu c đy chúng ta vào sáu no luân hi không ngng ngh. Đó là k thù ca chúng ta, chúng liên tc dn chúng ta vào đau kh. B đ tâm là thn lc thanh ty tt c nhng nghip xu này, nó gii thoát chúng ta khi nhng kinh nghim ca nhng hành đng ác. Đi b tát Shantideva nói:

 Nghip xu ca năm loi hung ác

 Dn chúng ta vào chn vô tn ca kh đau trong A-tỳ đa ngc

 Nhưng tâm b đ

 Có kh năng thanh ty nghip xu này trong mt thi gian rt ngn.

Sc mnh ca tâm b đ cũng có th điu tr được tt c nhng chướng ngi trên con đường thc hành đo ca chúng ta. Đi b tát Shantideva cũng nói:

 Nếu chúng ta điu phc được tâm,

 Chúng ta s điu phc được

 Voi, rn, c cp beo

 Và s hung d ca qu.

Đây không phi là nhng li thơ vô nghĩa mà là s tht. Đã có biết bao chuyn k và bng chng nói v sc mnh ca b đ tâm, sc mnh ca lòng t bi bo v con người khi him nguy. Có rt nhiu v b tát ca n đ và Tây tng đã đi qua nhng khu rng đy thú d mà không h hn gì. Ngược li chúng li rt thân thin vi các ngài và t lòng kính trng các v thy tâm linh. Ngay c nhng con thú nh bé như chim, th, nai cũng đến quây qun chung quanh các ngài. Nhng chuyn tương t như vy cũng vn còn xy ra vi các v thin gi ngày nay.

Tóm li, phát trin tâm b đ là ánh sáng dn đưa chúng ta vào con đường tu tp mt tông, mt con đường nhanh nht đ đt giác ng. Chúng ta cn phát trin tâm buông x, cn làm quen vi quan nim v tính không trước khi chúng ta thc s bước vào mt tha. Nhưng điu quan trng nht vn là s thúc đy ca b đ tâm, chúng ta cn phi có mt đng năng mãnh lit ca lòng t bi. Không th nào ngi nhìn người khác đau kh mà chúng ta không khi phát lòng t bi, chúng ta cn khi phát tâm b đ ngay đ đt qu v pht càng nhanh càng tt vì li ích cho chúng sinh. Nếu chúng ta bước vào s thc hành ca con đường mt tha vi tâm trng đó thì chúng ta s đt được mc đích ch trong mt thi gian rt ngn. Nếu không như vy thì s thành đt ca con đường mt tha ging như mong đi mt trăng rơi khi bu tri.

Nếu chúng ta nghiên cu v s ích li và ơn phước ca b đ tâm cùng hiu rõ đường hướng mà nó s hướng dn chúng ta thì chúng ta s thu sut được s thúc đy ca con đường giác ng chính là môi trường mà tt c chúng sinh s gt hái được hnh phúc. Khi mt người biết phát trin lòng t bi thì h s tr thành ngun hnh phúc chân tht cho k khác. Ngun phúc lc này vô tn, nó không có gii hn vi bt c ai, không th nào đo được s nh hưởng ca nó trên chúng sinh. Vì thế, không mt hnh phúc nào, không mt giá tr nào vĩ đi hơn s c gng thc hành thin đnh theo đng năng giác ng này.

 

S tinh tn đu đn t nhiên

 Đng năng thúc đy đến giác ng mà t đó có th hướng dn người khác thoát khi đau kh được phát khi khi chúng ta biết trách nhim ca chúng ta là phi giúp đ người khác càng nhiu càng tt. Chúng ta ch có th nhn ra được điu này khi chúng ta đã phát trin lòng t bi, là mong mun cho người khác được thoát khi đau kh. Điu này li tùy theo tình yêu ca chúng ta có trong sáng và ln mnh hay không, chúng ta có mong mun nhìn thy người khác hnh phúc hay không. Tình yêu này ch được khi phát khi chúng ta tưởng nh đến chúng sinh như là cha m ca chúng ta và bây gi chúng ta mong được đn ơn h. Còn na, chúng ta không th nhn ra được ân nhân ca chúng ta nếu chúng ta còn đi x đc bit vi người này mà him khích, ghen ghét người khác. Do đó chúng ta cn có thái đ công bng, đng đu vi tt c mi người và trước tiên là chúng ta nên thc tp t t, bình thn, đu đn t nhiên cùng vi thin đnh.

Có ba đi tượng cho kiu thin này: bn, k thù và người xa l. Ti sao li thin như vy? Ti vì chúng ta quá bn rn vi chính mình, lúc nào cũng ch nghĩ ti chính mình, đến “cái tôi” ca chúng ta; hu như lúc nào cũng ch đ ý đến thân xác ca tôi, tài sn ca tôi, s tin nghi ca tôi, “CA TÔI…CA TÔI… TÔI !” Bt c người nào xâm phm vào hoc xoi bói đến hnh phúc ca tôi là ngay lp tc tôi gán cho người đó là k thù ca tôi. Cũng ging như vy, người nào làm tăng nim hnh phúc ca chúng ta là ngay lp tc chúng ta coi h như bn, bn thân. Còn nhng người xa l, h là nhng k chng đem đến cho chúng ta cái gì, chng vui cũng chng bun, chúng ta s mau chóng quên h.

Nn tng ca thin đnh mt cách thn nhiên, thin t nhiên là đ nhìn ra được tính vô tri, vô cm và ích k đã to nên trí nghi k, kỳ th ca chúng ta như thế nào. Nhng thái đ ganh ghét, hn gin, bám víu, dính mc, vô minh, tâm đóng kín khi lên trong tâm ca chúng ta khi chúng ta nhìn người khác theo mt chiu hướng nht đnh “nó phi như vy.” Chúng ta gán cho nó mt nhãn hiu cng ngc, chính thái đ này đã làm hi chúng ta và nhng người khác. Chính s ước mun tiêu dit k thù và bo v bn là mm mng to ra tt c nhng xung đt trên thế gii này; t s gây ln, bt bình gia hai cá nhân dn đến chiến tranh toàn cu. Tt c nhng nghip xu và tt c nhng đau kh s chm dt nếu tt c mi người nhìn ra được nhg thành kiến này đu không có gc r, không có căn bn.

Trước nht, chúng ta phi nhn đnh rng s bám víu, s ràng buc và nhng đnh kiến là gc r cho tt c nhng phán đoán ca chúng ta v k thù, v bn bè và v nhng người xa l. Chúng ta b dính mc vào ý tưởng s mt tài sn, vào nhng người đã giúp đ chúng ta hay vào chính nhng đnh kiến sai lm ca chúng ta v nhng nhân vt quan trng s đem đến cho chúng ta mt đi sng tt đp. Nhng điu t hi ca thái đ dính mc, thái đ l thuc này đã được trình bày rt chi tiết trên ri. Nhc li đây là ch đ nhn mnh đến vic bám víu, đến s đeo dính vào “cái tôi”, chính s kin này đã bóp méo tt c nhng ý nim ca mt cái tâm vô minh.

Th hai, không có mt cái gì chc chn, nht đnh phi như vy trong chn luân hi, k c ba loi người va nói. Không có mt cái gì chc tht đ xác đnh đó là k thù, người mà lúc nào cũng gây phin nhiu cho chúng ta và h luôn luôn tiếp tc làm như vy. Hãy nghĩ đến muôn vàn kiếp trước và nhng liên h thay đi không ngng trong luân hi thì k thù hin ti ca chúng ta cũng chính là nhng người bn thân thiết ca chúng ta hoc ngược li. Cũng chng cn phi tin kiu suy lun này v nhng s kin trong quá kh đ xác đnh nhng thay đi bn, thù hay người xa l. Người bn thân thi niên thiếu ca chúng ta nay đâu ri? Cái gì chúng ta đã có cm tình trước kia bây gi ra sao? Tht là ơn ích biết bao khi thin đnh theo kiu kho sát này, hãy tp trung vào nhng cá nhân đc bit mà chúng ta va nhn mnh trong ba trường hp trên ri c gng nhn đnh xem tâm trng, thái đ ca chúng ta đã như thế nào. Khi chúng ta đã quen vi kiu thin này, chúng ta nên m rng đ tài, nên m rng cách suy lun, bao gm rt nhiu loi chúng sinh và tri dài ra theo thi gian. Vi cách này, chúng ta s gii to được rt nhiu quan đim cht hp, sai lm ca chúng ta trước kia.

Càng lp đi lp li phương pháp thin đnh t nhiên này càng giúp chúng ta biết thn trng hơn trong vic chp nhn nhng giá tr mà chúng ta đã phán đoán nhng người khác ch vì chúng ta đã quen suy nghĩ theo kiu này. Kết quả là chúng ta s tiến xa hơn trên đường ngăn chn nhng tư tưởng xu, nhng li nói xu và nhng hành đng xu cho người khác trước khi nó tác hi h. Càng thin đnh theo phương pháp này, càng gim được s xung khc, đánh nhau, ích k và nhng thái đ thiếu suy nghĩ đến người khác. Thí d, nếu biết được chúng ta sp bc mình vi người nào, chúng ta có th gii ta được s gin ghét, căm hn ca chúng ta ngay lp tc khi chúng ta nghĩ đến kiu thin đnh này. Cũng theo phương pháp này, chúng ta có th t xác đnh vi chính mình không có mt cái gì có gía tr thường hng, vĩnh cu v nhng thái đ, đnh kiến ca chúng ta. Chúng ch là nhng sn phm ca mt tâm vô minh, đóng kín, nhưng vi s thc hành tâm linh chúng ta có th gii ta chúng, đi tr chúng, chuyn hóa chúng đ đem li hoà bình, an lc.

 

Hãy nh đến công ơn ca nhng bà m chúng ta

 Có kinh nghim v s an lc ni ti, đó là du hiu ca s tinh tn t nhiên, nhưng đó không phi là ơn phước và mc đích chính ca s thin đnh t nhiên, bình thn. Vì hc và tp nhìn tt c mi chúng sinh mt cách bình đng, không thiên v nên chúng ta luôn đt chúng ta trong tình trng biết ơn lòng tt ca tt c mi người mà h đã dành cho chúng ta. Nh s nhn biết này mà chúng ta vượt thng được tính ích k ca chúng ta, ngay c trong vic gii thoát cá nhân chúng ta khi luân hi.

Bt c lúc nào chúng ta gp hay nghĩ v m ca chúng ta – hoc bt c người nào đã săn sóc chúng ta – là ngay lp tc chúng ta xác đnh được người y là ai và chúng ta lin cm thy có mt tình cm đc bit khơi dy trong ta. Mi khi chúng ta thc tp phương pháp thin t nhiên và ny sinh lòng biết ơn v s liên tc ca đi sng thì chúng ta cũng hc được cách đi x vi mi người như vy. H là cha m ca chúng ta trong quá kh và lòng tt ca h không th đo lường được.

Trước tiên, nghĩ đến người m ca chúng ta trong hin ti là cách tt nht đ phát trin tâm b đ. Lòng tt ca m cho ta ngay khi chúng ta còn trong bng m. Vi tình yêu bao la, người đã chu đng biết bao kh cc, thiếu thn, t hy sinh đ bo v chúng ta khi nguy him và mt tin nghi. Người đã phi thn trng trong miếng ăn, thc ung, cách đi đng, cách phc sc vì chúng ta.

Kh cc nht là trong lúc sinh chúng ta, dù kh cc đến thế nào m chúng ta cũng không gim lòng yêu thương mà chăm sóc chúng ta. Khi còn thơ di, người đã chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta 24 gi mt ngày và làm bt c gì đ bo v chúng ta khi nguy him. Nuôi chúng ta không phi d, chúng ta luôn luôn khóc và làm dơ qun áo, nhưng m không bao gi than mi khi đi thu qun áo git. Ngay c khi m đang ăn, m cũng phi đ ý đến chúng ta. Nếu m kiếm được miếng nào ngon trong đĩa thc ăn ca m, m cũng đút cho chúng ta. Ngay đến bây gi, chúng ta cũng không t săn sóc chúng ta được như m đã làm.

Khi m nhìn chúng ta khôn ln, m luôn nghĩ đến tương lai ca chúng ta. Trong tn đáy tâm hn m, m luôn mun chúng ta được hnh phúc và thành công. M lo lng v s hc hành, m cm tay ch cho chúng ta viết và đc. Thành tht mà nói tt c nhng kh năng chúng ta có th làm bây gi cũng không bù đp được hết nhng công ơn ca m đã dành cho chúng ta. Trong cách nhìn thin cn ca chúng ta, chúng ta nghĩ rng tt c s thành công ca chúng ta đu do chúng ta to ra : “Tt c nhng gì tôi có đu do tôi to ra.” Còn na, m chúng ta đã không thiếu sót mt ngày nào dành cho chúng ta khi chúng ta còn tr, chúng ta không nên t di mình, chúng ta không th so sánh vi công ơn ca m, chúng ta không xng đáng. Ngay bây gi, khi chúng ta có vn đ, khi chúng ta gp khó khăn, không có mt người nào giúp chúng ta như m chúng ta đã thường làm cho chúng ta.

M ca chúng ta cũng là người ngưỡng m, hãnh din v chúng ta nhiu nht, trước nht. Khi chúng ta làm điu gì tt, m cm thy vui và hài lòng v s thành công đó. Người luôn mun chúng ta được ni tiếng và đôi khi còn nói di người khác đ chúng ta được li. Tóm li, m chúng ta đã làm rt nhiu vic cho chúng ta trong cuc đi ca người và hu như tt c nhng công vic đó đu vì chúng ta, không có mt chút gì dành cho người. Ngoài m ra còn có ai hy sinh cho chúng ta như thế?

Nếu chúng ta tri rng cách nhìn ca chúng ta v nhng kiếp trước thì chúng ta s biết được đây không phi là ln đu tiên người là m ca chúng ta. Người đã tng là m ca chúng ta trong nhiu cõi luân hi, trong nhiu kiếp, người đã chăm sóc chúng ta vi tt c ngh lc, sc mnh ca người. Thí d, không th nghi ng được nếu người là con gà m thì chúng ta là con gà con. Gà m đã p đàn con trong m bng đôi cánh ca nó, đã đào bi kh cc đ kiếm đ ăn cho các con. Gà là con vt nhút nhát nhưng nếu nó cm thy con nó b nguy him, nó sn sàng hy sinh mng sng đ che ch cho đàn con. S thin đnh ca chúng ta v lòng tt ca m có th nghĩ rng ra như thí d trên đến tt c các loài vt. Ri càng tri rng ra chúng ta càng hiu được trong muôn vàn kiếp tt c các chúng sinh đu là cha m ca chúng ta, h đã chăm sóc chúng ta cũng như m ca chúng ta bây gi.

Lòng tt ca tt c các loài không phi ch khi h là m ca chúng ta, nhưng nó tri dài ra trong mi nơi, mi thi. Hãy ôn li nhng sinh hot trong mt ngày chúng ta s thy rng không mt phút giây thoi mái nào mà không có liên h đến nhng vt khác, người khác hoc đến mt con thú nào đó. Mi mt bát cơm mà chúng ta ăn đu có liên quan đến s kh cc ca nhng bác nông dân, bác tài xế, người đóng bao và ngay c k gi nhà kho…vv…Chúng ta cũng không th quên được tt c nhng sinh vt nh li ti đã phi chết trong lúc trng ti hoc khi gt hái đ có được bát cơm này. Nếu chúng ta có thi gi suy nghĩ thu đáo v nhng s kin xảy ra trong đi sng, chúng ta s hiu được s liên h, mi tương quan mt thiết ca tt c mi s mi vt trong vũ tr này.

S thc hành đo ca chúng ta là đ hiu được s tht trong vũ tr, đó chính là lòng tt ca chúng ta gi đến nhng chúng sinh khác. Tt c mi s kin đu tùy thuc ln nhau, đu có liên h vi nhau, t vic được đu thai mang thân người và vic s dng nó mt cách khôn ngoan, đến vic khi phát mt tâm buông x, tâm b đ và quan nim đúng v tính không. Ti sao li như vy? Vì mi mt thành qu đu do nghip tt mà chúng ta đã to được và do các v giác ng đã ging dạy Đo pháp cho chúng ta. C hai nghip qu này đu được to ra do duyên (yếu t liên h, tùy thuc – Dg) ca c hai phía. Thí d, s tinh tn trong vic giác ng ca mt v pht chính là s tích t t tâm b đ ca các ngài. Đây chính là yếu t tùy thuc ca lòng t bi, ca tình yêu, …vv…đến muôn vàn chúng sinh, được phát trin và ln mnh t s thin đnh t nhiên, an nhiên. Vì thế, trong tng s phát trin và tinh tn ca các ngài, v pht tương lai, đu tùy thuc vào chúng sinh. H cung cp cho các ngài mi cơ hi đ các ngài thc hành lòng t bi, s kiên nhn,…vv…và vì thế nó trc tiếp có liên h, có trách nhim đến tng s tiến b, s tinh tn ca các ngài.

Mi khi chúng ta nh đến lòng tt ca các bc đã giác ng — các ngài đã ch cho chúng ta con đường chân tht đ chm dt kh đau và nhìn ra kh năng ca các ngài khi các ngài thc hin nhng vic đó vì lòng tt cho tt c chúng sinh — thì nhng lý do làm chúng ta gin d tc bc vi người khác s mt đi, s tan biến đi. Làm sao chúng ta có th gin ghét được k thù ca chúng ta, ngay c k thù nguy him nht nếu h thc hin vic đó đ mang li cho chúng ta c hai loi hnh phúc: thế tc và ti hu? Tương đi và tuyt đi? Tt c nhng kinh nghim v khoái lc trong quá kh, hin ti và tương lai đu có th qui v h. Vì thế, mc dù h đã có nhng c ch hành đng xu đi vi chúng ta, chúng ta cũng nên dành cho h lòng t bi yêu thương. Không có chúng ta, m chúng ta cũng đã có quá nhiu kh đau trong cõi đi này ri, ti sao chúng ta còn đem thêm oán hn li cho người. Lòng t bi ch có th là nhân đc tuyt ho ca Đi tha nếu nó bao bc, nếu nó được tri rng ra cho tt c muôn loài mt cách đng đu, bình đng. Chúng ta không th tinh tn trên con đường phát trin tâm b đ khi chúng ta ch mong mun cho mt thành phn nào, mt s người nào đó thoát khi đau kh.

Nếu chúng ta phát trin mt cách kiên trì và hiu biết ngay c vi k thù nguy him nht ca chúng ta như là nhng kho tàng đy quý báu thì tt c nhng điu lm ln sai lc nht trong tâm ca chúng ta cũng s b tan rã. Gin d và ganh ghét, chuyên phá hy nhng chng t tt ca chúng ta trong tng giây phút, chúng có th to ra nhng du n sâu đm trong tâm đ xóa b đi nhng thin cm ca chúng ta vi chúng sinh đã tng là cha m ca chúng ta. Ch có mt con đường duy nht đ biết được s tht ca li dạy bo này là chúng ta hãy t thanh tnh chúng. Có th phi thc hành lâu lm chúng ta mi có th hiu được mi mt chúng sinh là m ca chúng ta, nhưng trước khi đt đến tình trng đó, nh thc hành chúng ta s kinh nghim được mt cách rt sâu thm bên trong v s an lc và mãn nguyn ca tâm. Nếu tình trng này xảy ra, đó chính là s thc hành tâm linh mt cách đúng đn.

 

Li ích cho người khác

Khi chúng ta cm nhn và gi trong tâm chúng ta nhng thin cm ca người khác thì chúng ta phi tìm cách tt nht đ tr li h. Tng li h qun áo và thc phm là điu quý báu nhưng phi thc hin bng c tâm hn, bng c tm lòng yêu thương. Chúng ta không nên thiếu sót trong vn đ mang li li ích cho người khác. Tuy nhiên, điu vô cùng quan trng phi hiu là tng phm vt cht không đ sc mnh đ ct đt tn gc r ca kh đau. Chúng ch có giá tr nht thi. Nếu chúng ta thc s mun tr ơn tm lòng bao la ca h, chúng ta phi thc hin bên trong bng con đường tâm linh. Ch có cách đó mi có th mang li cho h kết qu an lc và hnh phúc thường hng.

Chúng ta cũng không th giúp người khác nếu chúng ta không thanh ty tâm bt toàn ca chúng ta. Tr ngi ln nht khi làm vic li ích cho người khác là thái đ ích k đang nm rt sâu trong tâm ca chúng ta. Nếu thc s ước mun đem li ích đến cho người khác, chúng ta phi c gng đào đi cho hết tâm ích k này.

Không có mt lý do nào đ hi ti sao chúng ta phi đt s ích li cho người khác trên ích li ca chúng ta. Trong ý nghĩa sâu thm ca kinh đin mt tông v Cúng Dường V Thy có viết:

Kính ly thy,

Kính xin thy đ trì con và mi mt chúng sinh,

Vì t đó con mi có th tiếp tc suy nghĩ

Nguyn cho tt c chúng sinh được hnh phúc

Vì h không có mt chút gì khác bit vi con

Và cho tt c muôn loài khác na

T k không được tha mãn

Đến k không đt điu mong mun,

Và cho c người ch có mt chút kh đau.

S tht là không ai mun kh đau, mi người đu mong mun được hnh phúc. Chúng ta luôn nghĩ rng chúng ta là người duy nht trên thế gii này đau kh. T nguyên thy chúng ta đã ch nghĩ đến chúng ta, nhưng s kin này đã mang li cho chúng ta nhng gì? Chc chn là không được mt cái gì trên con đường tinh tn ca tâm linh. Ch có mt điu duy nht mà chúng ta được là nhng hành đng không đo đc, hung hăng và ích k, và ri chúng ta vn tiếp tc kinh nghim thêm nghip qu xu. Vì thế chúng ta nên khôn ngoan li dng cơ hi vô cùng quý báu là được làm người trong kiếp này cng vi nhng li dy bo này mà bt đu làm li ích cho k khác.

Trong bài Cúng Dường V Thy cũng còn din t thêm v s quan trng ca thái đ chúng ta khi an i người khác:

 

 Kính xin thy đ trì con

Đ con có th hoán đi con vi người khác

Đ con có th đi x công bng vi h

Khi nghĩ v ơn ích và làm tròn bn phn

Trong s thc hành:

Pht ch làm cho người khác

Còn k ích k ch làm cho mình.

 

Ích k ch mang đến dit vong,

Còn tình thương gi đến các bà m ca chúng ta

Là điu căn bn ca mi đc hnh.

Do đó, nh s thc hành hoán đi con vi người khác,

Kính xin thy đ trì con đ con có th hoàn thành công vic này.

 

Vì hoán đi mình vi người khác mà chúng ta phát giác ra được nhng s khó khăn ca h mt cách nhanh hơn. Chúng ta nh tt c nhng gì h đã thc hin cho chúng ta trong quá kh nên chúng ta có th làm du bt được ngay nhng đau kh ca h. Lòng t bi và tình yêu ca chúng ta cũng ln mnh hơn, không có gì sung sướng hơn khi nhìn người khác hnh phúc và không gì bun hơn khi biết người khác đang đau kh. Mi khi chúng ta có mt nim vui là ngay lp tc chúng ta mang ra chia s vi nhng người kém may mn. Cũng ging như vy, mi khi nhìn thy ai đau kh là chúng ta mong mun gánh giùm cho h. Nếu chúng ta có th san s hnh phúc và gánh ly kh đau cho người khác là mt điu tuyt ho. Tuy nhiên, nếu chúng ta không th làm được thì s ước mun này cũng là mt ht ging chúng ta đã trng đ ri mt ngày nào đó nó s chín trong kh năng ca chúng ta đ đem li hnh phúc và an lc cho h. Ngài Shantideva nói:

 Mt người tt luôn nghĩ cách cha

 Bnh nhc đu cho tt c chúng sinh

 Lòng tt này to ra muôn vàn công đc.

 Còn có ai quan tâm đến muôn loài

 Mong ôm trn nhc đu ca chúng

 Chúc h to được vô vàn nhân đc!

Khi chúng ta so sánh chúng ta vi người khác, điu khác bit chính mà chúng ta cn nêu ra đây là chúng ta may mn được nghe nhng li dạy bo đ ci hoá tâm ta. Sau mt thi thc tp nh v thin đnh chúng ta đã kinh nghim được thế nào là gii thoát khi nhng điu xu mà trước đây chúng ta đã vướng vào. Trong khi nhng người khác không có được nhng may mn này. H vn b ngp ln trong vng tưởng mà không có được mt s ch dn nào đ thoát ra khi nhng chui kh đau c dn dp kéo ti. Mc du h cũng ước mong được hnh phúc, nhưng mi mt hành đng li mang thêm kh đau. Nh tri giác ln mnh, trong sáng và rc r, chúng ta phát trin được nhng tâm nguyn thanh tnh đ có th hướng dn nhng người đau kh đi vào con đường gii thoát. Chúng ta sám hi vì nhng li lm trong quá kh đã làm người khác đau kh mà c gng thc hin nhng con đường đem li hnh phúc cho muôn loài.

Chúng ta hãy bt chước nhng đa tr có trách nhim giúp đ m nó vượt qua nhng thi khó khăn. Chúng ta phi từ bỏ ngay những tư tưởng là người khác phải đối diện với khổ đau của họ. Chúng ta phải hoàn thành một cái gì và chỉ chúng ta là người có khả năng làm điều đó. Còn nữa, khi chúng ta nhìn vào bên trong tâm của mình, chúng ta sẽ nhận ra một điều là chính chúng ta phải tự giúp mình, chứ không phải ai khác. Vì thế, chúng ta phải kiếm cho ra người nào có thể làm được công việc này, hãy nghĩ cách vượt thắng họ. Rồi chúng ta sẽ thấy rằng đó chính là người hoàn toàn giác ngộ — người theo đuổi con đường tâm linh tới toàn thiện và đạt được quả vị phật, tới trạng thái hoàn toàn tỉnh thức — mới có đủ năng lực để hướng dẫn những người khác thoát khỏi khổ đau. Khi tất cả những nhận thức này cùng đến với nhau và khi chúng ta quyết tâm chiến thắng chính mình để đạt giác ngộ vì lợi ích người khác và cho những người mẹ, thì đó chính là phát triển bồ đề tâm một cách chân thật, đó chính là động năng giác ngộ.

Tôi xin kết thúc đề tài phát triển tâm bồ đề ở đây, lãnh vực thứ hai của ba lãnh vực chính trên con đường dẫn đến giác ngộ. Có tạo được ơn phước hay không trong bài giảng này hoàn toàn có tính cách cá nhân, tùy thuộc vào thái độ đón nhận của từng người ở đây. Nếu có được một chút ơn phước nào, chúng ta nên hồi hướng ngay cho chính chúng ta và cho tất cả mọi người để cùng đạt giác ngộ. Bằng cách này, bất cứ một nghiệp tốt nào mà chúng ta đã tạo được cũng không bị phá hủy hay bị dẫn dắt sai lầm bởi nghiệp xấu.

Hãy nghĩ đến tất cả những nhân đức của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai, cả đến thân xác hiện tại cùng của cải, sức khoẻ của chúng ta đều được dâng hiến cho những vị đã giác ngộ, để mang đến cho họ niềm an lạc miên viễn. Rồi tất cả những ơn phước tích lũy này nên hồi hướng đến muôn loài chúng sinh mà không dành lại một chút gì cho riêng chúng ta. Nên biết rằng tất cả những hồi hướng này là nguồn nhận thức mà từ đó muôn vàn chúng sinh có thể tinh tấn trên con đường thực hành tâm linh về Đạo pháp để tiến đến mục tiêu tối thượng. Rồi tưởng tượng tất cả chúng sinh đều được giác ngộ, đều được thanh tẩy mọi vọng tưởng. Cuối cùng, hãy cầu nguyện tất cả những ơn phước mà chúng ta có được hôm nay đều nhanh chóng giúp chúng ta tinh tấn trong ba lãnh vực dẫn đến giác ngộ này.

 

Nhận thức Bản tính của Sự thật

 Dù chúng ta đã nghe những lời dạy bảo thực hành Đạo pháp một lần hay rất nhiều lần cũng chỉ đưa đến một mục đích: hướng dẫn chúng sinh có một quan niệm đúng (chính kiến) về chân tính – tất cả các hiện tượng, các sự vật đều trống rỗng và vô ngã, không có tự tính. Nếu chúng ta phát triển được một sự hiểu biết không thể sai lầm, một sự hiểu biết vững chắc về cách sự vật xuất hiện, về cách các hiện tượng sinh khởi thì chúng ta sẽ giải thoát chúng ta khỏi tất cả những đau khổ của bánh xe luân hồi. Vô minh là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau, vô minh là nguyên nhân số một của vòng 12 duyên khởi, nó đưa chúng ta vào luân hồi hết kiếp này qua kiếp khác: sinh ra, chết đi rồi lại đầu thai, mặc dù chúng ta không muốn, nó vẫn xảy ra một cách tự động, một cách rất tự nhiên. Với trí tuệ, chỉ có trí tuệ, chúng ta mới có thể cắt đứt được vô minh, từ đó chúng ta mới giải thoát chúng ta khỏi tất cả những mắc xích của luật nhân quả, của nghiệp chúng ta. Còn nữa, nếu chúng ta đạt được trí tuệ như vậy cùng với năng lực bồ đề tâm, chẳng những chúng ta giải thoát được chính chúng ta mà còn đạt đến sự tỉnh thức tối thượng nữa (Diệu Quan Sát Trí, trí tuệ nhận biết nhiều khía cạnh, nhận biết toàn diện pháp giới. – Dg) Từ đó chúng ta có đầy đủ khả năng để hướng dẫn tất cả chúng sinh trên con đường chấm dứt mọi khổ đau.

Để hiểu được tánh không (tính không, không tính, shunyata) chúng ta phải làm quen với đề tài này một cách không lầm lẫn, một cách vững chắc. Đề tài này đã được giảng dạy bởi chính Đức Phật Thích Ca và nó được truyền dạy cho đến ngày hôm nay một cách liên tục không gián đoạn qua các dòng truyền thừa, các thiền giả và các học giả lỗi lạc như Ngài Long Thọ, Chandrakirti, Je Tsong Khapa…Nếu chúng ta chạy theo những lời giảng dạy cao siêu mà nó không giải thích được bản tính của sự vật thì chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được bản tính của sự thật, của chân tính, không cần biết chúng ta đã thiền định đến cỡ nào, bao lâu. Vì thế, điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải tìm những lời giải thích đúng, rồi nghiên cứu, tìm hiểu sâu xa và thiền định về chúng một cách vô cùng thâm sâu (Tiến trình hòa nhập trong tánh không gồm ba giai đoạn: tìm hiểu, kinh nghiệm và chứng ngộ tánh không. –Dg) Hãy theo dõi những lời dạy bảo của các bậc thầy Ấn độ và Tây tạng. Ngài Je Tsong Khapa viết:

  Kẻ nào nhìn được nguyên nhân và kết quả

 Của mọi sinh khởi trong luân hồi và giải thoát

 Không còn vướng bận và tà kiến đã bị tiêu diệt

 Kẻ đó đã bước vào con đường của các vị phật.

Trí tuệ tánh không chính là phương thuốc trực tiếp đối trị vô minh của chúng ta về bản tính của sự thật. Nếu trí tuệ này không hoàn toàn phá bỏ được lối nhìn thông thường về sự vật thì đó không phải là trí tuệ thật. Bởi vì vô minh chỉ nhận thức đối tượng một cách hoàn toàn sai lạc, nhưng trí tuệ thì ngược hẳn lại. Vì thế, trước nhất chúng ta cần phải có trực giác về các nhận thức của chúng ta xem chúng làm việc như thế nào để từ đó chúng ta biết chúng ta phải làm gì, hành sử ra sao.

Tâm của chúng ta đã quen nhìn sự kiện, sự vật theo một chiều hướng sai lầm nên rất khó mà có được một hình ảnh trong sáng về sự thật. Bởi vì trí tuệ của chúng ta quá hạn hẹp, nó không đủ sức mạnh để nhận những điều đã tin tưởng là sai lầm, nó hầu như không biết thực trạng của sự vật là gì. Thí dụ, nếu chúng ta tự hỏi mình: “Thực sự ‘cái tôi’ mà chúng ta thường nói đến là gì?” chúng ta sẽ không trả lời nổi hoặc rất khó tìm được câu trả lời. Đó là một sự thật phũ phàng, chúng ta đã nghĩ về “cái tôi” quá nhiều, ngay cả trong giấc mơ. Vọng tưởng của chúng ta quá dầy đến nỗi không giải thích nổi những cái mà chúng ta thường gặp.

Từ vô thủy muôn vàn kiếp trước trong luân hồi đến bây giờ chúng ta đã thường nghĩ đến “cái tôi” của chúng ta như là một cái gì rất vững chắc, tự có, tự hiện diện một cách độc lập. Nó xuất hiện mà không có một chút gì liên hệ đến thân xác, đến tâm thức hoặc đến bất cứ gì khác của chúng ta. Hơn nữa, hầu như nó hoàn toàn tự lập. Chúng ta đã không học hỏi sự tin tưởng sai lầm này; chúng ta sinh ra, chết rồi lại đầu thai hoàn toàn theo bản năng. Đây là sự thật, lý do mà chúng ta sinh ra trong một thân xác bất toàn vì tâm của chúng ta đã quá bận rộn, đã có một ý niệm tự hữu về “cái tôi,” rồi từ đó chúng ta mong muốn, vồ chụp, chấp nắm, bám víu cho sự an toàn của nó.

Đó là một lối nhìn quá sức sai lầm. Thí dụ, khi chúng ta sợ hãi hay nóng giận, chúng ta cảm thấy mãnh liệt là “Tôi không muốn, tôi không thích nó một chút nào cả!” khởi phát ra ở trong ta, còn tất cả những cái khác thì không quan trọng. Chỉ có một điều là chúng ta phải tìm cách bảo vệ “cái tôi” đang ở trong tim của chúng ta. Nhưng, sự thật là không có một “cái tôi” nào đang hiện diện. Đó hoàn toàn chỉ là sản phẩm của một ý niệm mù quáng, vô minh.

Thực sự chúng ta có một “cái tôi” theo qui ước, theo tập tục, nhưng nó chỉ xuất hiện một chiều, trong khi chúng ta lại tin rằng nó thật sự hiện hữu trong tất cả mọi đau khổ của chúng ta. Chúng ta tự lao vào những vấn đề do chính chúng ta tạo ra bởi vì căn bản nhận thức của chúng ta đặt trên một quan niệm sai lầm chúng ta là ai. Tất cả những phán đoán của chúng ta đều sai và chúng ta không có khả năng để đối diện hay tác động trên những tình trạng mà chúng ta đang phải đối phó. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên chúng ta luôn luôn gặp những chuyện bực mình khi sự kiện xảy ra để rồi kinh nghiệm toàn là bất mãn và khó chịu trong kết quả.

Tại sao cảm thấy “cái tôi” xuất hiện một cách độc lập, tự hiện hữu, lại là một sai lầm? Nếu chúng ta đối diện với câu hỏi này một cách thận trọng, nghiêm túc và thành thật thì câu trả lời sẽ đến một cách rất trong sáng. Không thể nghĩ về một “cái tôi” bên ngoài –cũng là nghĩ về– thân xác hoặc tâm của chúng ta. Vì thế, nếu “cái tôi” thực sự độc lập và tự có thì nó phải giống như thân xác và tâm, hiện diện như vậy, hoặc là một cái gì đó riêng biệt với chúng. Nếu chúng ta thiền định sâu xa về điều này, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có thể có hai sự kiện này mà thôi.

Tuy nhiên, thật rõ ràng là “cái tôi” không thể xuất hiện tách biệt khỏi thân hoặc tâm bởi vì không có ”cái tôi” nào để chúng ta có thể chỉ vào như chúng ta chỉ vào một sự kiện tinh thần hoặc vật chất. Thí dụ, khi thân xác ngủ, chúng ta nói, “tôi đang ngủ.” Khi nó đang chăm chú vào thức ăn, chúng ta nói, “tôi đang ăn.” Khi nó đang ở trên ghế, chúng ta nói, “tôi đang ngồi.” Nếu “cái tôi” thực sự hiện diện mà chúng ta có thể cảm nhận được – như chúng ta thường cảm nhận một cái gì đó ở thân và tâm của chúng ta – thì có thể nó chẳng có liên quan gì, ý nghĩa gì đến những hoạt động của chúng ta. Nếu “cái tôi” là một cái gì đó xuất hiện riêng biệt khỏi thân, thì tại sao chúng ta lại nghĩ, “tôi đang ngồi” khi thân chúng ta đang ở trong ghế?

Cùng một cách đó khi nói về tâm. Trong một khoảng khắc ngắn ngủi nào đó tâm chúng ta có liên hệ với rất nhiều hoạt động khác nhau, thường là trái ngược nhau. Khi tâm đang nghĩ, đang ngủ, đang thiền, đang tức giận hay đang mơ, chúng ta nói, “tôi đang nghĩ,” “tôi đang thiền,” “tôi đang tức,” …vv… Nếu có một “cái tôi” hiện diện một cách nào đó ngoài cái tâm, thì nó cũng chẳng có ý nghĩa gì liên quan đến những hoạt động tinh thần trong danh nghĩa của một “cái tôi” độc lập và tự có.

Tuy nhiên, hãy cho quan niệm sai lầm này một chút công bằng, giả thử có một “cái tôi” độc lập như thân xác, như tâm hay như một hình dáng nào đó của nó; dù cho “cái tôi” có được coi như thân xác hay tâm thì nó cũng không thể nào là một thành phần vật chất hay tinh thần của chúng ta mà chúng ta có thể chỉ tay vào nó mà xác định rằng “Đây là ‘Tôi.’” Nó không phải là tay của chúng ta, không phải là tim của chúng ta hay là bất cứ một thành phần nào đó của thân xác mà chúng ta có thể gọi là “Tôi”. Chúng ta cũng không thể nói cái gì chúng ta đang nghĩ đang cảm là “cái tôi” của chúng ta. Cho tới khi nào chúng ta còn xác nhận chúng ta với thân xác của chúng ta, với tâm của chúng ta hoặc cứ tiếp tục nghĩ “Đây là thân của tôi” hay “Đây là tâm của tôi” là còn tiếp tục nhầm lẫn về tất cả mọi sự việc. Những tư tưởng này có thể hiểu ngầm là “Đây là thân của thân xác” và “Đây là tâm của tâm,” cả hai đều là tình trạng vô nghĩa lý. Hơn nữa, có rất nhiều, rất nhiều nguyên tử, vật nhỏ li ti, những vi thể trong thân xác của chúng ta và cũng có rất nhiều tư tưởng đi qua tâm của chúng ta mà nếu chúng ta gọi từng cái là “Tôi” thì chúng ta phải đi đến một kết luận là chúng ta đã là một triệu người khác nhau. Cũng hoàn toàn vô nghĩa lý khi xác nhận “cái tôi” với một vi thể nào đó hay với một tư tưởng nào đó, còn những cái khác thì sao? Chúng thuộc về ai đây?

Nếu chúng ta nghĩ những điểm này một cách có hệ thống và dùng chúng để kiểm chứng lại tất cả những đường lối mà chúng ta đã nhìn về chúng ta thì chúng ta sẽ thấy rằng không thể có một “cái tôi” xuất hiện một cách độc lập. Một “cái tôi” như vậy không thể hiện diện được, không thể xuất hiện được nên có nghĩa là không có tự tính, trống rỗng. Bởi vì tâm vô minh bảo rằng chúng ta hiện diện một cách nào đó như một “cái tôi” hoàn toàn độc lập, còn trí tuệ tánh không nhìn rất rõ ràng rằng “cái tôi” không bao giờ có dù chỉ một chút xíu, nên hai quan điểm này hoàn toàn trái ngược nhau. Dù chúng ta có tin một “cái tôi” sai lầm của chúng ta hay một “cái tôi” theo qui ước của chúng ta thì cũng không thể nào tách chúng ra khỏi thân và tâm của chúng ta hay bất cứ một phần nào của chúng. Đúng ra, chúng xuất hiện, chúng hiện diện tùy thuộc lẫn nhau (duyên khởi).

Sự thật có nhiều cấp bậc, mặc dù trong tương đối hay tuyệt đối, trong căn bản hay qui ước. “Cái tôi” qui ước xuất hiện ra trong tâm, chúng ta đã đề cập đến là một “cái tôi” sai lầm – vì nó cho đó là “cái tôi” độc lập và tự có – nên nó là một sự thật tương đối. Sự thật của “cái tôi” qui ước (tập tục) xuất hiện đúng như cách thế của nó, nhưng điều này không thể được nhận ra bởi cái tâm vô minh. Chỉ có cái tâm hiểu được tánh không và nhận thức trực tiếp được tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng đều không có tự tính mới có thể hiểu được bản tính tuyệt đối, nhận thức được chân tính. Tâm siêu việt đó không hề bị một chút ô nhiễm nào của những quan niệm sai lầm, của những ý niệm sai lầm về sự thật tương đối nên nó có thể nhìn sự vật, nhìn hiện tượng như chính nó là, như chính nó xuất hiện trên cả hai cấp bậc (nhị đế: tục đế hay thế đế là chân lý của thế tục và chân đế hay thắng nghĩa đế là chân lý của Phật. – Dg)

Khi chúng ta phát triển tâm linh trong tánh không, chúng ta sẽ nhìn sự vật hoàn toàn khác với lối nhìn thông thường của chúng ta bây giờ. Mọi vật sẽ như một bóng ma hay một ảo ảnh. Nhưng không phải là không có gì xuất hiện. Cần phải nhấn mạnh rằng “cái tôi” dù không tách biệt với hay không hoàn toàn giống thân và tâm thì không có nghĩa là nó hoàn toàn không có. Đây là điều vô cùng sai lầm và rất nguy hiểm nếu chúng ta kết luận như vậy. Một người đang đau khổ vì những ảo tưởng về một tâm-thức-tôi có thể bắt đầu kiểm chứng những phiền não “tôi” của họ. Thất vọng khi đi tìm một “cái tôi” độc lập, họ có thể kết luận rằng “cái tôi” của họ hoàn toàn không có, không hiện diện. Một khi họ đã tin với lối nhận thức này, họ dễ dàng đi đến việc chối bỏ mọi sự. Họ không chỉ nghĩ rằng họ không hiện diện mà họ còn có cảm tưởng rằng người khác và vật khác cũng như vậy.

Đây là một quan điểm quá cực đoan về sự chối bỏ, gọi là chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa này có thể dẫn đến những tình trạng tâm thần nguy hiểm, rất nguy hiểm và cực kỳ khổ đau (bệnh tâm thần). Do đó, khi kiểm chứng về “cái tôi” chúng ta phải vô cùng thận trọng. Chúng ta phải có khả năng phân biệt thật rõ ràng về sự khác biệt của hai ý niệm về “cái tôi.” Thông thường, quan niệm sai lầm nhìn nó như là một cái gì xuất hiện độc lập, riêng biệt. Một khi quan niệm sai lầm về “cái tôi” đã được nhận thức, đã bị bác bỏ, cái gì còn lại chính là sự thật, lúc đó “cái tôi ” sẽ xuất hiện một cách bình thường. “Cái tôi” này xuất hiện trong một tương quan với (tùy thuộc) thân và tâm của chúng ta. Nó có những hoạt động, tạo nghiệp, rồi kinh nghiệm được những kết quả theo luật nhân quả như đã trình bày về 12 duyên khởi ở trên. Một “cái tôi” như vậy thì chẳng có gì là độc lập, tự có, nó chỉ là một phần của chuỗi dài liên tục vô tận của những hành động và phản ứng, năng lực và phản năng lực. Khi chúng ta có sự hiểu biết này, chúng ta sẽ thấy rằng tại sao chúng ta lại kinh nghiệm được những gì chúng ta đã làm. Chúng ta cũng nhận thức được chúng ta có khả năng làm cách nào để uốn nắn những kinh nghiệm của chúng ta trong tương lai do những gì chúng ta nghĩ, chúng ta nói và làm ngay bây giờ. Vì thế, khi trí tuệ của chúng ta phát triển, lớn mạnh, chúng ta sẽ kiểm soát được định mệnh của chúng ta.

Nếu chúng ta phân biệt được một cách thật rõ ràng về sự sai lầm, giữa một “cái tôi” độc lập và một cái thực sự hiện diện thì chúng ta sẽ không còn bị nguy hiểm rơi vào cực đoan của hư vô. Nếu không như vậy thì khi thiền định về tánh không chúng ta chỉ làm cho vô minh càng thêm vô minh hơn.

Khi chúng ta thiền định về tánh không chúng ta sẽ trải qua rất nhiều trạng thái của tâm linh. Trước tiên chúng ta sẽ đạt được một cái nhìn trong sáng, rõ ràng rằng chúng ta đã nhận thức sai lầm về “cái tôi,” – cái xuất hiện một cách độc lập — như thế nào. Rồi, khi chúng ta đánh phá “cái tôi” sai lầm này bằng cách phân tích cái nào tách biệt, cái nào là một với thân và tâm của chúng ta, lúc đó “cái quan niệm sai lầm sẽ tan biến,” như Je Tsongkhapa đã nói. “Cái tôi” này sẽ bắt đầu tan rã rồi biến mất, tan biến trong bản tính chân thật của chính nó (không có tự tính, trống rỗng.)

Khi không tìm kiếm được “cái tôi” này, chúng ta sẽ kinh nghiệm được một sự trống rỗng rất sâu xa ở nội tâm của chúng ta. Nó giống như chúng ta đã mất một cái gì qúy gía. Tại lúc này, sự sợ hãi có thể khởi lên bởi vì chúng ta không còn “cái tôi” nào để bám vào. Nếu và khi nó xảy ra, chúng ta đừng để bị rơi vào tình trạng cực đoan của hư vô là chối bỏ mọi sự. Đây là một sai lầm vô cùng tai hại. Tốt hơn, chúng ta nên kiên trì thiền định rồi tự nhiên sẽ chứng nghiệm được tánh không. Chúng ta sẽ có khả năng nhận thức được bản tính chân thật của “cái tôi” – thiếu vắng sự tự hữu – và hoàn toàn cảm nhận rằng đó chỉ là những bóng ma, huyễn ảo trên bình diện rất tương đối của sự thật. Như đã được nói đến trong bài Cúng Dường Vị Thầy:

 Cũng không phải một vi trần trong luân hồi hay niết bàn

 Chẳng có gì như vậy hiện hữu,

 Cũng chẳng có gì sai lầm khi nói rằng những vi trần này

 Là duyên khởi của nhân và quả.

 Kính xin thầy độ trì con

 Để con có thể chứng nghiệm được đại chính kiến của Ngài Long Thọ

 Về sự không mâu thuẫn, ơn phước tương hợp của nhị đế.

Khi chúng ta đạt tới hai nhận thức này, chúng ta mới thực sự bước trên “đường làm vui lòng chư phật.”

Quan niệm sai lầm mà chúng ta nhìn “cái tôi” như là một cái gì độc lập và tự có cũng sai lầm y như chúng ta nhìn các hiện tượng. Thí dụ, khi chúng ta nhìn cái bàn, chúng ta không để ý tới khía cạnh nó xuất hiện trước chúng ta chỉ như là một cái tên mà chúng ta đã đặt cho nó và chính cái tên này, cái nhãn hiệu này là một tập hợp tuỳ thuộc vào nhiều thứ, nhiều nguyên nhân và nhiều hoàn cảnh. Thay vì nhìn cái bàn theo chiều hướng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố (duyên khởi) chúng ta lại nhìn nó theo một chiều hướng quá đơn giản mộc mạc và sai lầm. Vì cái quan niệm sai lầm ràng buộc quá sâu xa này mà chúng ta cảm thấy đối tượng này quá thật và độc lập, nó tiến đến chúng ta từ ngoài kia. Chúng ta đã quên mất nó là một cái gì mà chúng ta đã đặt tên cho nó, cho nó một giá trị, thực sự là nó đã được chế tạo ra.

Một thí dụ khác, một đôi vợ chồng có con và đặt tên cho nó là Gerald. Dù thật sự họ đã tạo ra cái tên này cho em bé, nhưng chẳng bao lâu sau họ cứ nghĩ con của họ thật sự là “Gerald.” Họ nhìn Gerald như là một cái gì hiện diện cùng với đứa trẻ, độc lập và tự có, xuất hiện ra với họ như không có nguyên nhân. Thay vì nhìn đứa bé như là một người tùy thuộc vào thân xác, tâm hồn, tên tuổi và nhiều thứ khác, họ lại nhìn nó như một cái gì thật có, Gerald rất độc lập, mà chẳng có một chút gì tùy thuộc vào những cái khác để cho nó được hiện diện.

Có rất nhiều sách giải thích làm sao để thiền về sự thiếu vắng của tính tự hữu độc lập của “cái tôi” và của các hiện tượng khác. Nhờ đọc những cuốn sách đó về tánh không mà chúng ta có thể tích tụ được nhiều kiến thức sâu xa. Nhưng điều vô cùng quan trọng là phải thật sự tự thanh tẩy chúng ta khỏi những tà kiến, vọng tưởng và những ý niệm sai lầm. Cho tới khi nào chúng ta còn vô minh về cái gì là đúng, riêng biệt và cái gì là không đúng, không hợp cách là chúng ta còn rơi vào tình trạng nhận thức lệch lạc về hình ảnh thật của chân lý, của bản tính, tất cả sự hiểu biết của chúng ta sẽ thiếu vắng chân nghĩa và chân giá trị. Vì thế, chúng ta cần phải thanh tẩy tâm của chúng ta. Chúng ta phải cố gắng loại bỏ cả hai thứ vọng tưởng dầy đặc như ganh ghét và bám víu, cái này làm chúng ta khó tập trung và khó thâm nhập vào ý nghĩa của tánh không. Vì chúng quá vi tế và vì vọng tưởng quá thâm sâu của vô minh nên từ đó mọi vọng tưởng dầy đặc khác lại phát khởi liên tục. Còn nữa, chúng ta không bao giờ được thiếu sót trong việc quan sát nghiệp của chúng ta, con đường thẳng tắp của tất cả mọi hành động là kiên trì thực hành Đạo Pháp.

Sau cùng, chúng ta thử hỏi sự tin tưởng vững chắc ở tính độc lập tự có này ảnh hưởng đến tâm của chúng ta như thế nào? Có những lễ hội, có những buổi trình diễn ở những nơi công cộng hay ở bất cứ đâu, chúng được coi như là những trò chơi vô lý, những màn kịch vô duyên, nhưng ở đó mọi người cùng chia sẻ với nhau một trò huyễn ảo. Mặc dầu nó là kịch, bi kịch nhưng nó vẫn làm chúng ta cười. Tiến trình thanh tẩy tâm ô nhiễm huyễn ảo này có thể phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được, nhưng nó rất cần thiết nếu chúng ta quyết tâm muốn trốn thoát khỏi khổ đau để chỉ cho người khác con đường đi đến tự do, giải thoát. Do đó, chúng ta phải cố gắng thật nhiều, phải liên tục kiên trì, luôn luôn giữ động năng này càng thanh tịnh càng hay.

Kết Luận

 Chúng ta không có đủ thời giờ để thảo luận xa hơn nữa về ba lãnh vực chính của con đường dẫn đến giác ngộ. Nhưng những gì đã được trình bày ở trên cũng tạm đủ để chúng ta ý thức được sự quan trọng của việc phát triển tâm hoàn toàn buông xả, một động năng giác ngộ của bồ đề tâm, một cái nhìn đúng về tánh không, chúng ta cần cố gắng thật nhiều để lãnh hội những lời giảng dạy này. Chúng ta nên tìm kiếm một vị thầy tâm linh hướng dẫn chúng ta đi đúng trên con đường tìm hiểu Đạo Pháp. Còn nữa, chúng ta nên đọc và nghiên cứu những tài liệu, những lời giảng về Đạo Pháp có giá trị, nhất là những điểm cốt tủy này. Nhưng điều vô cùng quan trọng vẫn là thực hành, thật tâm chân thành thực hành qua thiền định về tất cả những gì mà chúng ta đã học, đã đọc được. Hãy thực sự áp dụng những gì chúng ta đã học vào đời sống hàng ngày. Có như vậy, sự thực hành của chúng ta mới thực sự làm vui lòng các bậc đã giác ngộ và sau cùng mới mang lại ơn ích cho muôn vàn chúng sinh khác.

Mỗi khi chúng ta bắt đầu một buổi thiền về bất cứ khía cạnh nào trên những lời dạy bảo này – dĩ nhiên, bất cứ lúc nào chúng ta thực hiện những công việc đạo đức – chúng ta cũng phải nhớ thanh tẩy những động năng thúc đẩy của chúng ta. Sự kiện này bảo đảm tất cả những ơn phước mà chúng ta có thể có được sẽ hữu ích cho tất cả những công việc chúng ta làm. Vì thế, hãy vun trồng những ý tưởng đó như sau:

Con và muôn loài chúng sinh đã bị khổ đau trong luân hồi từ muôn ngàn kiếp đến bây giờ. Bây giờ con vẫn đau khổ, con đã mù quáng chấp nhận ý niệm sai lầm con là ai. Con đã lầm tin tưởng “cái tôi” là tự có và độc lập nên con đã nhìn những bất tịnh trong luân hồi là thanh tịnh và đáng mong ước.

Con không muốn làm nô lệ cho những vọng tưởng này nữa. Trước khi Phật Thích Ca đạt giác ngộ, Ngài cũng vô minh như con, cuối cùng Ngài đã giác ngộ và đạt quả vị Phật, không có một lý do nào có thể ngăn cản con làm điều đó.

Tuy nhiên, con không hoà nhập trong tánh bản nhiên và giải thoát cho riêng con. Con không phải là người duy nhất ước muốn hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau. Nếu chỉ giải thoát một mình con mà không nghĩ đến người khác là không đúng. Quả nhiên, thái độ ích kỷ của con là nguyên nhân cho tất cả mọi khổ đau của con và của muôn loài, vì thế ngay bây giờ con phải chấm dứt. Tất cả chúng sinh, những người mẹ cao qúi cuả con, đã cho con nhiều hạnh phúc mà con chưa từng có như vậy. Mặc dầu không có một ân nhân nào mong muốn đau khổ nhưng họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để có hạnh phúc. Làm sao con có thể quên họ được khi họ thật sự cần sự hướng dẫn?

Những người bạn của con không phải là những người duy nhất bị ray rứt liên tục trong khổ đau. Ngay cả những con thú, những sinh vật nhìn thấy hay không nhìn thấy trong vũ trụ này cũng đang ngụp lặn trong mê vọng. Chúng đã chịu khổ đau từ muôn vàn kiếp và còn tiếp tục khổ đau cho đến khi nào chúng chưa thoát khỏi vô minh. Con không thể quên những sinh vật bất hạnh này, vì chúng đã chỉ cho con biết thế nào là lòng từ ái.

Do đó, khi con nhận thức được bổn phận của con về sự lợi ích cho muôn loài, con sẽ thiền định sâu xa trên con đường dẫn đến giác ngộ. Nguyện xin tất cả những ơn ích phước đức nào mà con có được trong sự thực hành này sẽ thuần nhuyễn tâm con. Nguyện cho con được tinh tiến trên con đường phát triển tâm linh càng nhanh càng tốt hầu sớm đạt giác ngộ để mang lại hữu ích cho tất cả những bà mẹ của con. Nguyện xin những lời dạy bảo của các bậc đã giác ngộ tiếp tục vun tưới và cung cấp ơn lành cho tất cả.

Cám ơn qúy vị rất nhiều.

Trích NĂNG LỰC TRÍ TUỆ
Những Lời Dạy Căn Bản Của Phật Giáo
Nguyên tác: WISDOM ENERGY, BASIC BUDDHIST TEACHINGS Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche – Vô Hu Nguyên dch Wisdom Publications xut bn